SpaceX của Elon Musk đã trở thành lựa chọn đầu tiên của Indonesia cho các vụ phóng hỏa tiễn. Ảnh Musk bước trên thảm đỏ lễ trao giải Axel Springer Awards ở Berlin, Đức. (Britta Pedersen/POOL/AFP qua Getty Images)

 

QUỐC TẾ - Vào tháng 4/2020, một tên lửa của Trung Quốc đã gặp trục trặc ngay sau khi phóng, phá hủy vệ tinh Nusantara-2 trị giá 220 triệu USD của Indonesia. Đây là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực của Indonesia (Nam Dương) nhằm tăng cường mạng lưới thông tin liên lạc của mình. Nhưng nó cũng mang lại cơ hội cho một người - Elon Musk.

 

Elon Musk, ông chủ SpaceX, công ty phóng hỏa tiễn thành công nhất thế giới, đã chớp lấy cơ hội đánh bại công ty nhà nước Trung Quốc là Great Wall Industries Corporation (CGWIC) để trở thành người đầu tiên ở Jakarta phóng vệ tinh vào vũ trụ.

 

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á với hơn 270 triệu dân, cũng là một thị trường tăng trưởng không gian quan trọng và các nhà thầu Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ rộng rãi cho tham vọng không gian của Indonesia bằng nguồn tài chính giá rẻ.

 

Một quan chức chính phủ cấp cao ở Jakarta quen thuộc với vấn đề này và hai quan chức trong ngành nói với Reuters rằng, việc ngừng hoạt động là một bước ngoặt trong quá trình Indonesia chuyển từ một nhà thầu vũ trụ Trung Quốc sang một công ty thuộc sở hữu của Musk.

 

Vào tháng Sáu năm ngoái, hỏa tiễn Falcon 9 của SpaceX đã phóng vệ tinh lớn nhất Đông Nam Á, Vệ tinh nặng 4,5 tấn của Indonesia (SATRIA-1), lên quỹ đạo.

 

Reuters nhận thấy SpaceX đã đánh bại Bắc Kinh nhờ sự kết hợp giữa độ tin cậy khi phóng, khả năng tái sử dụng hỏa tiễn rẻ hơn và mối quan hệ cá nhân của Musk với Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Sau khi cả hai gặp nhau ở Texas vào năm 2022, SpaceX cũng đã nhận được sự chấp thuận theo quy định đối với dịch vụ internet vệ tinh Starlink của mình.

 

 

Elon Musk ‘Người thay đổi cuộc chơi’

Kể từ khi Trung Quốc phóng hỏa tiễn Great Wall Industrial thất bại, SpaceX đã phóng hai vệ tinh cho Indonesia và vệ tinh thứ ba dự kiến ​​phóng vào thứ Ba (20/2); trong khi Trung Quốc chưa phóng vệ tinh nào.

 

Ông Sri Sanggrama Aradea, giám đốc bộ phận cơ sở hạ tầng vệ tinh của BAKTI, một cơ quan của Bộ Truyền thông Indonesia, cho biết: “SpaceX chưa bao giờ thất bại trong việc phóng vệ tinh của chúng tôi”.

 

Trả lời câu hỏi của Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc tiếp tục thực hiện hợp tác hàng không vũ trụ với Indonesia dưới nhiều hình thức khác nhau.

 

Thỏa thuận của SpaceX đánh dấu sự gia nhập hiếm hoi của một công ty phương Tây vào Indonesia. Ngành viễn thông của Indonesia có truyền thống bị chi phối bởi các công ty Trung Quốc và có chi phí thấp.

 

Ông Ari Dwipayana, người phát ngôn của Văn phòng Tổng thống Indonesia, cho biết chính phủ sẽ ưu tiên các công nghệ hiệu quả và có khả năng đáp ứng nhu cầu của người Indonesia khi trao hợp đồng.

 

Bà Nia Satwika, Giám đốc dự án SATRIA-1, cho biết SpaceX có chi phí thấp hơn và số lượng vị trí phóng sẵn có cao hơn so với các nhà khai thác khác.

 

“Họ là những người thay đổi cuộc chơi”, bà Nia Satwika đã đề cập đến khả năng tái sử dụng các bộ phận hỏa tiễn của SpaceX, đây là một lợi thế quan trọng về chi phí so với các đối thủ cạnh tranh.

 

 

Cuộc đua không gian

 

Sự nổi lên của SpaceX với tư cách là lựa chọn phóng hỏa tiễn đầu tiên của Indonesia diễn ra khi cuộc chiến giành quyền thống trị trong ngành hàng không vũ trụ ngày càng gay gắt, trong đó Washington và Bắc Kinh cũng đang cạnh tranh giành mạng lưới liên lạc vệ tinh.

 

Theo công ty tư vấn BryceTech của Mỹ, thị trường vệ tinh toàn cầu (bao gồm sản xuất, dịch vụ và phóng) có trị giá 281 tỷ USD vào năm 2022, chiếm 73% tổng số hoạt động kinh doanh vũ trụ.

 

Theo báo cáo của giáo sư Đại học Harvard và chuyên gia theo dõi quỹ đạo Jonathan McDowell, trong số 223 hỏa tiễn được phóng trên toàn thế giới, Trung Quốc đã phóng 67 hỏa tiễn vào năm ngoái, lập mức cao kỷ lục. Phần lớn trong số đó được đưa ra bởi Tập đoàn Công nghiệp Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc.

 

Báo cáo cho thấy số lần phóng của Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, nước có 109 lần phóng, 90% trong số đó được SpaceX hoàn thành.

 

 

Vệ tinh "Starlink" của SpaceX có 60% trong số khoảng 7.500 vệ tinh quay quanh Trái đất và thống trị lĩnh vực Internet vệ tinh.

 

Các quan chức quân sự Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc hy vọng sẽ sử dụng công nghệ vệ tinh và vũ trụ để theo dõi đối thủ và tăng cường khả năng quân sự của mình.

 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố với Reuters rằng Washington đang lợi dụng những lo ngại này như một cái cớ để mở rộng ảnh hưởng của mình trong không gian.

 

Không giống như chính quyền Trung Quốc, NASA chủ yếu dựa vào hỏa tiễn từ các công ty tư nhân như SpaceX. Những công ty này có hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với chính phủ Mỹ.

 

 

Cuộc họp ‘căn cứ giữa các vì sao’

Vào tháng 5/2022, Tổng thống Indonesia Widodo đã đến thăm nhà máy của SpaceX ở Boca Chica, Texas.

 

"Chào mừng đến với Starbase!", Musk mỉm cười và bắt tay tổng thống Indonesia. Widodo đang tìm kiếm sự đầu tư của Tesla vào ngành công nghiệp niken của Indonesia.

 

Indonesia có trữ lượng niken lớn nhất thế giới, đây là nguyên tố quan trọng trong pin điện.

 

Năm ngoái, ông Widodo nói với Reuters rằng, để tỏ lòng lịch sự với Musk, ông cũng đưa ra các khoản giảm thuế, nhượng bộ khai thác niken và chương trình trợ cấp cho việc mua xe điện.

 

Người phát ngôn của Tổng thống Indonesia, ông Devi Payana xác nhận với Reuters rằng Musk và Tổng thống đã thảo luận về các cơ hội ở Indonesia, đồng thời nói thêm rằng các quan chức Indonesia vẫn đang nói chuyện với tỷ phú về tương lai các doanh nghiệp của ông, bao gồm cả Tesla.

 

Trong những ngày sau chuyến thăm, các quan chức Indonesia bắt đầu thảo luận về một hoạt động kinh doanh khác của Musk: Đầu tư vào vệ tinh Starlink, theo một nguồn tin am hiểu trực tiếp về chuyến thăm.

 

Ông Endi Fitri Herlianto, cựu giám đốc điều hành của Telkomsat, một công ty con của công ty viễn thông nhà nước Telkom của Indonesia, nói với Reuters rằng Telkomsat ủng hộ động thái này.

 

Chưa đầy một tháng sau cuộc họp ở Texas, Telkom thông báo rằng công ty con của họ đã giành được quyền sở hữu Vệ tinh Starlink.

 

Ông Herlianto cho biết, công ty viễn thông này đã tìm kiếm sự chấp thuận theo quy định trong nhiều tháng để Telkomsat có thể sử dụng các dịch vụ Starlink để truyền tải dữ liệu di động hoặc kết nối các tháp di động với mạng của mình.

 

(Theo The Epoch Times; Lý Ngọc biên dịch)

(ntdvn.net)