Ảnh từ Reuters.

 

 

Theo Reuters, hôm 7/8, Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức cấp cao của Trung Quốc và Hong Kong phá hoại nền tự trị của Hong Kong. Hôm thứ Hai (10/8) Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có động thái đáp trả khi cho biết sẽ trừng phạt 11 công dân Mỹ, bao gồm một nghị sĩ thường xuyên lên án ĐCSTQ cùng một số người trong các tổ chức nhân quyền dân sự.

 

Cùng ngày, Tòa Bạch Ốc đã phản hồi rằng các biện pháp trừng phạt đáp trả của ĐCSTQ sẽ không hiệu quả và Tổng thống Trump sẽ tiếp tục có các hành xử cứng rắn đối với ĐCSTQ và chống lại mối đe dọa của nó.

 

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, Kayleigh McEnany, tuyên bố: 

“Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không đưa ra hành động cụ thể nào có ý nghĩa, ví như ngay lập tức bãi bỏ luật an ninh quốc gia Hong Kong, chấm dứt việc đàn áp có hệ thống đối với người Duy Ngô Nhĩ, mà thay vào đó đã viện đến hành động mang tính biểu tượng và không có tác dụng thực tiễn này (ám chỉ lệnh trừng phạt 11 công dân Mỹ nói trên)”.

Bà nói tiếp: “Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới đang yêu cầu Bắc Kinh phải có những hành động cụ thể”.

 

Mặc dù bà McKenney không tiết lộ chính phủ Mỹ sẽ có phản ứng tiếp theo như thế nào, nhưng bà nói: “Tổng thống Trump kiên quyết phản đối Trung Quốc (ĐCSTQ) và sẽ tiếp tục làm vậy”.

 

Các lệnh trừng phạt của ĐCSTQ nhắm vào sáu nghị sĩ Đảng Cộng hòa: Ted Cruz, Marco Rubio, Tom Cotton, Josh Hawley, Pat Toomey và Chris Smith, cùng các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức nhân quyền.

 

Nhưng danh sách trừng phạt không bao hàm bất kỳ quan chức nào trong chính quyền Tổng thống Trump.

 

 

Các nhà lập pháp Mỹ không sợ ĐCSTQ

Các nghị sĩ Mỹ bị ĐCSTQ trừng phạt hôm thứ Hai đã chỉ trích Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Họ tỏ thái độ phớt lờ các lệnh trừng phạt này của Trung Quốc.

 

Văn phòng Thượng nghị sĩ Hawley đã đưa ra một tuyên bố cho biết vị thượng nghị sĩ này sẽ không “chùn bước” và sẽ “tiếp tục bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên, không đưa ra bình luận nào về các lệnh trừng phạt.

 

 

Thượng nghị sĩ Cruz : Bắt giữ Jimmy Lai cũng không tác dụng

Trên Twitter cá nhân, ông Cruz cho biết việc Bắc Kinh đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng các lệnh trừng phạt tương tự sẽ không có tác dụng, bao gồm việc bắt giữ những người đấu tranh vì tự do như trùm truyền thông Jimmy Lai.

 

Hôm thứ Hai, ĐCSTQ đã bắt giữ một số cư dân Hong Kong, bao gồm ông trùm truyền thông Jimmy Lai, dựa trên Đạo luật An ninh Quốc gia mới, làm dấy khởi sự lên án của cộng đồng quốc tế.

 

Tuy nhiên, trái với dự đoán, cổ phiếu tập đoàn truyền thông Next Media của ông Jimmy Lai lại tăng mạnh, cho thấy sự ủng hộ của các nhà đầu tư đối với cá nhân ông. 

 

Do đại dịch viêm phổi Vũ Hán vốn do sự tắc trách của Bắc Kinh gây nên, Mỹ đã chịu tổn thất nặng nề, cộng với việc Bắc Kinh đàn áp người dân Hong Kong và Tân Cương đã khiến cuộc đối đầu Mỹ-Trung trở nên đặc biệt căng thẳng trong những tháng gần đây. Bộ Tài chính Mỹ cũng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Đặc khu trưởng Hong Kong, Carrie Lam, cũng như các cựu cảnh sát trưởng hiện tại và trước đây của thành phố này vốn tham gia vào việc đàn áp người biểu tình, Văn phòng Liên lạc của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macao.

 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết nước này sẽ “sát cánh cùng người dân Hong Kong, chúng tôi sẽ sử dụng các công cụ và sức mạnh của mình để chống lại việc tước đoạt quyền tự do của người dân” thành phố cảng.