Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban Châu Âu. (Ảnh STEPHANIE LECOCQ/POOL/AFP qua Getty)

 

 

 

 

 

LIÊN HIỆP ÂU CHÂU - Hôm 15/9, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thông báo sẽ đưa ra chương trình “Cổng toàn cầu” (Global Gateway) nhằm đối trọng với sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” (BRI) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

 

 

Theo các kênh truyền thông đưa tin, bà Von der Leyen đã chỉ ra trong “Thông điệp Liên Hiệp Âu châu” (State of the European Union) thường niên của bà vào ngày 15/9 rằng, trong thời đại toàn cầu "cạnh tranh mạnh mẽ" hiện nay, Liên minh Châu Âu (EU) cần phải trở thành “một bên tham gia toàn cầu tích cực hơn”.

 

 

"Chúng tôi sẽ thiết lập quan hệ đối tác kênh toàn cầu với các quốc gia trên thế giới. Chúng tôi hy vọng sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao để kết nối hàng hóa, con người và dịch vụ trên toàn thế giới”. Bà nói, "Chúng tôi hy vọng sẽ biến ‘Cổng toàn cầu’ trở thành một thương hiệu đáng tin cậy”.

 

 

Một quan chức cấp cao của EU cho biết, sáng kiến này của ​​Bỉ sẽ cung cấp cho các nước có thu nhập thấp nguồn tài chính “minh bạch và dựa trên giá trị”, vượt qua các dự án cơ sở hạ tầng trụ cột của ĐCSTQ như dự án ​​“Vành đai và Con đường”.

 

 

Dự án "Cổng toàn cầu" được triển khai sau Hội nghị Thượng đỉnh Khối G7 tổ chức tại Anh vào tháng Sáu. Khi đó, cuộc họp đã quyết định khởi động một sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng toàn cầu, và chính quyền Tổng thống Joe Biden gọi nó là "định hướng giá trị, tiêu chuẩn cao và minh bạch”.

 

 

 

Thiết lập các kết nối mà không bị phụ thuộc.

 

Động thái này được Bỉ đưa ra sau khi một số nước nhận đầu tư phàn nàn về các điều kiện nợ khắc nghiệt, tiêu chuẩn xây dựng và môi trường không đạt chuẩn, từ đó sinh ra phản cảm với các dự án của ĐCSTQ. Đại sứ Đức tại Liên minh Châu Âu, Michael Clauss khen ngợi dự án “Cổng toàn cầu” là "rất quan trọng trong việc định hình toàn cầu hóa theo cách của Châu Âu”.

 

 

ĐCSTQ luôn bị cáo buộc mở rộng phạm vi chiến lược của mình thông qua kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng "Một vành đai, Một con đường" với trị giá hàng tỷ đô-la, đồng thời khiến các nước nhận đầu tư "phụ thuộc" vào họ, từ đó rơi vào khủng hoảng nợ nần và buộc phải cho ĐCSTQ “thuê” tài sản của chính nước đó.

 

 

Theo dữ liệu từ Đài Á Châu Tự Do (RFA), sau khi trở thành thành viên của dự án Con đường Tơ lụa trên biển của ĐCSTQ, hệ quả là Pakistan đã phải cho ĐCSTQ thuê cảng Gwadar trong 40 năm; Myanmar cho ĐCSTQ thuê cảng Kyaukpyu trong 50 năm; Malaysia cho Trung Quốc thuê cảng Kuantan trong 60 năm, cảng Melaka Gateway trong 99 năm; cảng Obock của Djibouti có thời hạn thuê 10 năm; cảng Hambantota của Sri Lanka có thời hạn cho thuê 99 năm; Brunei cho thuê cảng Muara trong 60 năm, Maldives cho thuê cảng Finoff  50 năm.

 

 

Trong đó, các cảng Kyaukpyu ở Myanmar và cảng Gwadar ở Pakistan là những trung tâm quan trọng kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong địa chính trị của sáng kiến ​​“Một vành đai, Một con đường” của ĐCSTQ.

 

 

Bà Leyen nói rằng, "Chúng tôi muốn thiết lập các kết nối chứ không phải sự phụ thuộc!".

 

“Chúng tôi có sở trường về tài chính. Nhưng việc xây dựng một con đường hoàn hảo giữa một mỏ đồng thuộc sở hữu của Trung Quốc (ĐCSTQ) và một cảng thuộc sở hữu của Trung Quốc (ĐCSTQ) là không hợp lý đối với Châu Âu”, bà cho biết tại cuộc họp ở Strasbourg (Pháp). “Chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau để làm sâu sắc hơn các mối quan hệ thương mại, củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển các dự án đầu tư mới về công nghệ xanh và kỹ thuật số”.

 

 

Bà nói thêm rằng Ủy ban cũng sẽ đề xuất lệnh cấm bán các sản phẩm do lao động cưỡng bức trên thị trường Châu Âu. Bà nhấn mạnh, “Chúng tôi không bao giờ có thể chấp nhận” các sản phẩm lao động cưỡng bức “được bán trong các cửa hàng ở Châu Âu”.

 

 

ĐCSTQ bị cáo buộc bức hại người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, đồng thời thực hiện cưỡng bức lao động đối với họ. Năm nay, Mỹ đã phối hợp với EU, Canada và Vương quốc Anh xử phạt các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền ở Tân Cương; vì lý do tương tự, Nghị viện EU đã tạm dừng thông qua “Hiệp định Thương mại và Đầu tư EU-Trung Quốc”, cuộc đàm phán kéo dài 7 năm giữa hai bên đã bị tạm đình chỉ vào tháng 5 năm nay.

(ntdvn.com - Theo The Epoch Times)