Ấn Độ đã tiến hành các cuộc tập trận phòng thủ dân sự để thử nghiệm và tăng cường năng lực sẵn sàng ứng phó khẩn cấp trước những lo ngại về an ninh đang gia tăng (Getty), ảnh: Ritesh Shukla/Getty Images
NAM Á - Ấn Độ và Pakistan đang vướng vào cuộc leo thang quân sự tồi tệ nhất trong nhiều thập niên, sau các cuộc tấn công xuyên biên giới chết người, báo cáo mất máy bay và thương vong dân sự gia tăng. Với việc sơ tán đang diễn ra và các chuyến bay bị gián đoạn, nỗi lo sợ về một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn giữa các nước láng giềng có vũ khí hạt nhân đang gia tăng.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu đang kêu gọi kiềm chế, sau cuộc tấn công xuyên biên giới của Ấn Độ vào Pakistan vào thứ Tư ngày 7 tháng 5, khiến 31 thường dân Pakistan thiệt mạng và 46 người khác bị thương.
Trong số những người kêu gọi bình tĩnh, có Thủ tướng Anh Keir Starmer.
Ông nói, "Căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, sẽ là mối quan ngại nghiêm trọng đối với nhiều người trên khắp nước Anh".
"Chúng tôi đang hợp tác khẩn cấp với cả hai quốc gia, cũng như các đối tác quốc tế khác, khuyến khích đối thoại, hạ nhiệt và bảo vệ thường dân”.
Còn Ủy Viên Đối ngoại của Liên minh Châu Âu là Kaja Kallas, nói: "Những gì đang diễn ra ở đó giữa Ấn Độ và Pakistan rất đáng lo ngại, vì vậy rõ ràng là cuộc chiến này không có lợi cho bất kỳ ai, vì vậy chúng tôi đang cố gắng làm trung gian và hạ nhiệt căng thẳng".
"Tất nhiên, tôi lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức, điều đó cũng rất rõ ràng, nhưng chúng ta cần xem làm thế nào để hạ nhiệt căng thẳng từ đây”.
Được biết vào sáng sớm thứ Tư 7 tháng Năm, ngay trước khi mặt trời mọc theo giờ địa phương, tên lửa đã tấn công khắp các khu vực của Pakistan và Kashmir do Pakistan quản lý.
Được Ấn Độ xác nhận, chúng nhắm vào những gì họ gọi là cơ sở hạ tầng khủng bố, các nhóm mà họ cáo buộc đã thực hiện vụ giết hại 26 du khách theo đạo Hindu vào tháng Tư.
Các cuộc không kích đã tấn công chín địa điểm bên kia biên giới, bao gồm các trường học tôn giáo và các tòa nhà được, cho là có liên quan đến Lashkar-e-Taiba và Jaish-e-Mohammed, các nhóm chiến binh từ lâu đã bị Liên hiệp quốc chỉ định là tổ chức khủng bố và được cho là hoạt động từ Pakistan.
Quân đội Pakistan cho biết, ít nhất 26 thường dân Pakistan đã thiệt mạng và 46 người khác bị thương.
Tại Bahawalpur ở Punjab, một chủng viện Hồi giáo đã bị san phẳng thành đống đổ nát.
Những sinh viên như Mohammad Zubair đã được di tản chỉ vài ngày trước đó, trong bối cảnh có tin đồn về một cuộc tấn công.
Zubair nói, “Đây là hành động hèn nhát của Ấn Độ, như bạn biết đấy, có một số quy tắc nhất định trong chiến tranh, các địa điểm thờ cúng, bệnh viện và cơ sở giáo dục không bị tấn công, phụ nữ và trẻ em không bị tổn hại".
"Ấn Độ sợ đến mức, tấn công những sinh viên vô tội đang học tại một chủng viện".
"Tôi không hiểu tại sao, Ấn Độ lại sợ trẻ em trong chủng viện đến vậy”.
Phía Pakistan cho biết, cuộc tấn công của Ấn Độ là một hành động chiến tranh vô cớ.
Thủ tướng Pakistan, Shehbaz Sharif tuyên bố, phản ứng của đất nước ông sẽ là phù hợp.
Thủ tướng Shehbaz Sharif nói, “Đêm trước, Ấn Độ đã phạm sai lầm tấn công và họ sẽ phải gánh chịu hậu quả từ hành động của mình".
"Có lẽ họ nghĩ rằng chúng ta sẽ rút lui, nhưng họ quên rằng, nhờ ân sủng của Allah Toàn năng, chúng ta là một quốc gia của những con người dũng cảm, những người có quyết tâm sắt đá".
"Ấn Độ là kẻ thù hèn nhát tin rằng, mình mạnh mẽ khi nhắm vào những người vô tội".
"Nhưng đêm qua, chúng ta đã chứng minh rằng, nhờ ân sủng và lòng thương xót của Allah Toàn năng, Pakistan biết cách đưa ra phản ứng phù hợp để bảo vệ mình”.
Pakistan tuyên bố đã bắn hạ năm máy bay của Ấn Độ, mặc dù Ấn Độ chưa xác nhận điều này.
Các nhân chứng ở Kashmir do Ấn Độ quản lý, đã báo cáo về xác máy bay của ba máy bay phản lực, rơi vào lãnh thổ Ấn Độ.
Cuộc khủng hoảng đánh dấu sự leo thang tồi tệ nhất kể từ năm 2019, khi một vòng xoáy tương tự xảy ra, sau một vụ đánh bom tự sát chết người ở Kashmir.
Nhưng Walter Ladwig, một nghiên cứu viên cộng tác tại King's College ở London cho biết, lần này, rủi ro có thể lớn hơn.
Walter Ladwig nói, "Trường hợp lạc quan ở đây là, quân đội Pakistan sẽ phản ứng theo cách nào đó, cho phép họ bảo vệ hoặc khôi phục danh dự, nhưng không đi xa hơn, không có mục tiêu hoặc tổn thất nào được đặt ra khiến phía Ấn Độ cần phải phản ứng lại".
"Nếu trường hợp sau xảy ra, thì chúng ta bắt đầu rơi vào vòng xoáy leo thang, mục tiêu tiếp theo sẽ là gì?".
"Bởi vì nếu Ấn Độ tấn công các trại khủng bố, hoặc những gì họ tin là trại khủng bố và Pakistan đáp trả bằng cách tấn công các mục tiêu quân sự của Ấn Độ, ngay cả khi đó là các căn cứ mà những tên lửa và cuộc không kích đó xuất phát, rồi sau đó Ấn Độ tấn công các cơ sở quân sự của Pakistan, bạn có thể thấy điều này có thể nhanh chóng đưa chúng ta lên ngưỡng xung đột”.
Trên khắp Ấn Độ, các cuộc tập trận phòng thủ dân sự đã được tăng cường.
Tại New Delhi và Hyderabad, chính quyền đang diễn tập cho các cuộc tấn công bằng tên lửa, kêu gọi người dân tìm nơi ẩn náu nếu còi báo động không kích vang lên.
Hoạt động chuẩn bị khẩn cấp của Ấn Độ, có mật danh là Sindoor, ám chỉ đến loại bột màu đỏ mà phụ nữ Hindu đã kết hôn sử dụng và là lời nhắc nhở về những góa phụ, trong cuộc tấn công vào tháng trước.
Trong khi Ấn Độ có ngân sách quốc phòng lớn hơn, ông Ladwig cho biết quá trình hiện đại hóa quân đội của Pakistan, đang bắt kịp nhanh chóng.
Ông Ladwig nói, "Khi chúng ta chỉ xem xét tổng thể quỹ đạo chung của quá trình hiện đại hóa quân sự Ấn Độ và Pakistan, mặc dù Pakistan có ngân sách quốc phòng nhỏ hơn đáng kể, một trong những tài sản lớn của họ thực tế là nhà cung cấp vũ khí chính của họ là Trung Quốc và Trung Quốc cung cấp".
"Vì vậy, chúng ta đã thấy sự hiện đại hóa của Không quân Pakistan về mặt máy bay chiến đấu, được sản xuất và phát triển chung".
"Và sau đó về mặt phòng không, Pakistan được cho là đã tiếp cận được các biến thể Trung Quốc, của hệ thống phòng không Nga".
"Vì vậy, một thứ gì đó có thể được coi là tương đương với hệ thống S-400, hoặc một thứ gì đó tương đương với hệ thống đó”.
Ngược lại, Ấn Độ đã phải vật lộn với sự chậm trễ trong việc mua sắm quân sự.
Những chiếc xe tăng của Nga đã có từ nhiều thập niên vẫn đang được sử dụng và việc mua hàng trăm máy bay chiến đấu, đã được lên kế hoạch từ lâu vẫn chưa thành hiện thực.
Trong khi đó, tại London, các cuộc biểu tình đã nổ ra bên ngoài Cao ủy Ấn Độ.
Những người biểu tình cảnh báo rằng, tình trạng bạo lực liên tục, sẽ khiến cả hai quốc gia phải trả giá đắt.
Một người biểu tình nói, "Chúng tôi không muốn chiến tranh, chúng tôi thích hòa bình. Hòa bình, hòa bình, hòa bình. Không chiến tranh, không chiến tranh, không chiến tranh”.
Naheeda Nasir, là một trong những người biểu tình, nói "Chúng tôi muốn hòa bình, chúng tôi muốn thế giới biết rằng chúng tôi muốn hòa bình, chúng tôi muốn nói không với chiến tranh, bởi vì chiến tranh chúng tôi vừa trải qua với Palestine, giờ đây điều này đang xảy ra ở Ấn Độ và Pakistan và đó không phải là mất mát của một quốc gia, mà là mất mát của cả hai quốc gia, tất cả thường dân và người vô tội luôn chết giữa các cuộc chiến”.
Nhưng ngoài các cuộc biểu tình, chính phủ Pakistan đã cứng rắn hơn về lập trường của mình.
Ủy ban An ninh Quốc gia Pakistan đã cam kết sẽ trả đũa vào thời điểm, địa điểm và cách thức mà họ lựa chọn.
Hiện tại, mọi con mắt đang đổ dồn về Pakistan.
Những gì họ làm tiếp theo có thể quyết định, liệu khu vực này có trở lại hòa bình không ổn định, hay sẽ rơi vào khủng hoảng hơn nữa.
(Theo SBS)