Các nhà lãnh đạo thế giới bao gồm Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tụ tập để chụp ảnh gia đình tại Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập NATO ở Washington, DC, Hoa Kỳ, ngày 09 tháng Bảy năm 2024. Nguồn Getty: EPA / SHAWN THEW/EPA

 

 

Hội nghị thượng đỉnh Washington diễn ra từ ngày 9 đến 11 tháng Bảy, với các thành viên của Tổ chức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương hay NATO, nhằm kỷ niệm 75 năm thành lập Liên minh. Quá trình hình thành và phát triển của NATO trong 75 qua ra sao.

 

Hội nghị thượng đỉnh Washington đang được tiến hành, với các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, kỷ niệm 75 năm thành lập Liên minh.

 

Điều gì đã khơi dậy sự thành lập và trỗi dậy của NATO trong bảy thập niên rưỡi qua?

 

Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 4 tháng Tư năm 1949 và sau Thế chiến thứ hai.

 

Một phóng viên nói “Sự chú ý của thế giới tập trung vào phòng họp của liên bang Hoa Kỳ tại Washington, nơi đại diện của 12 quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ đã tập hợp tại đây, để ký kết Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương”.

 

Vào năm đó, 12 quốc gia sáng lập từ Châu Âu và Bắc Mỹ, ký kết văn kiện được gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hay Hiệp ước Washington.

 

Như Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ. là ông Harry Truman. giải thích đó là một nỗ lực nhằm cung cấp an ninh tập thể chống lại chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô, ngăn chặn sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt dân tộc và khuyến khích sự đoàn kết Âu châu. Khi ấy, ông Harry Truman nói "Việc cùng nhau tham khảo ý kiến, bất cứ khi nào lãnh thổ hoặc nền độc lập của bất kỳ quốc gia trong số họ bị đe dọa, cũng như trợ giúp bất kỳ nước nào trong số họ có thể bị tấn công”.

 

 

Năm 1951 NATO tổ chức cuộc tập trận quân sự đầu tiên và một năm sau đó chào đón Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ làm thành viên, Tây Đức theo sau vào năm 1955.

 

Điều này đánh dấu sự bế tắc ở châu Âu kéo dài cho đến cuối năm 1990, khi một tuyên bố chung không xâm lược được ký kết, vài tháng trước khi Hiệp ước Warsaw cuối cùng bị giải tán vào năm 1991.

 

Vào thời điểm đó, ông Mikhail Gorbachev, là Tổng thống Liên Xô nói "Bằng cách liên tục hợp tác trong mọi vấn đề liên quan đến việc định hình nền chính trị thế giới theo dạng mới, cũng như tiến tới thời kỳ hòa bình mới của lịch sử, chúng tôi cũng hoàn thành nghĩa vụ của mình với các quốc gia khác”.

 

Để đáp lại, một số quốc gia Cộng sản Trung và Đông Âu đã thành lập Hiệp ước Warsaw.

 

Trong số các nhiệm vụ của NATO có việc bố trí lực lượng gìn giữ hòa bình ở Bosnia-Herzegovina, sau khi đất nước này bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh đau thương, vào đầu những năm 1990.

 

Cuộc chiến có sự tham gia của một số quốc gia, từ nơi được gọi là Nam Tư cũ.

 

Vào thời điểm đó, ông Javier Solana vừa được bổ nhiệm làm Tổng thư ký NATO, nói "Bốn ngày trước sau khi thông qua nghị quyết 1031 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, NATO đã khởi xướng chiến dịch ‘Nỗ Lực Chung’ để thành lập lực lượng thực thi do NATO lãnh đạo cho thỏa thuận hòa bình ở Bosnia".

"Hôm nay lúc 11 giờ, Đô đốc Leighton Smith với tư cách là chỉ huy của IFOR và nắm quyền kiểm soát các hoạt động quân sự ở Bosnia Herzegovina”.

 

Bốn năm sau, các cuộc không kích nhắm vào Nam Tư để ngăn chặn cuộc tấn công của họ, trong một thảm họa nhân đạo diễn ra ở Kosovo.

 

Điều này đánh dấu lần đầu tiên vũ lực được sử dụng, để chống lại một quốc gia có chủ quyền, mà không có sự chấp thuận của Liên Hiệp Quốc.

 

Kể từ đó, NATO đã dẫn đầu hoạt động hỗ trợ gìn giữ hòa bình ở Kosovo theo sự ủy nhiệm của Liên hiệp quốc.

 

Trọng tâm của NATO là nguyên tắc 'phòng thủ tập thể', nghĩa là một cuộc tấn công chống lại một đồng minh sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các các quốc gia thành viên.

 

Khái niệm này được quy định trong Điều thứ năm của Hiệp ước, bảo đảm tất cả các thành viên sẽ đứng ra bảo vệ những người bị tấn công.

 

Điều thứ Năm chỉ được viện dẫn một lần, sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, bởi Tổng thư ký NATO khi đó là ông George Robertson. Ông George Robertson nói "Hội đồng đồng ý rằng, nếu xác định là cuộc tấn công này được thực hiện từ nước ngoài nhằm vào Hoa Kỳ, thì nó sẽ được coi là một hành động được quy định trong Điều 5 của Hiệp ước Washington”.

 

Năm 2003, NATO nắm quyền kiểm soát Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế tại Afghanistan.

 

NATO đã phát động sứ mạng huấn luyện lực lượng Afghanistan vào năm 2015 và sứ mạng này vẫn được duy trì, cho đến khi quân Đồng minh rút quân và Taliban giành được chính quyền vào năm 2021.

 

Tháng Hai năm 2022 đánh dấu một bước ngoặt khác đối với NATO, sau khi Nga xâm chiếm Ukraine.

 

Ông Jens Stoltenberg là Tổng thư ký NATO vào thời điểm đó và tiếp tục cho đến nay.

Ông nói "Nỗi đau khổ mà chúng ta thấy hiện nay ở Ukraine thật khủng khiếp. Nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta và chúng ta có trách nhiệm bảo đảm xung đột, không leo thang và lan rộng ra ngoài Ukraine”.

 

Sau khi Nga xâm lược Ukraine, Phần Lan và Thụy Điển đã đưa ra các nỗ lực gia nhập NATO.

 

Điều đó đã đưa số lượng thành viên NATO từ 30 lên 32.

 

Ba quốc gia đối tác NATO cũng đã tuyên bố nguyện vọng gia nhập của họ, là Bosnia và Herzegovina, Georgia và Ukraine.

 

Cái gọi là 'cầu nối để được nhận thành viên', là một điểm thảo luận quan trọng ở Washington trong tuần này.

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden khai mạc Hội nghị thượng đỉnh NATO, ca ngợi những thành tựu của khối và hồi tưỡng 75 năm lịch sử của khối và ông có một số tin tức cho nước Nga.

Tổng thống Joe Biden nói "Hôm nay tôi tuyên bố quyên góp mang tính lịch sử về thiết bị phòng không cho Ukraine".

"Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Romania và Ý sẽ cung cấp thêm cho Ukraine thiết bị, cho 5 hệ thống phòng không chiến lược".

"Trong những tháng tới, Hoa Kỳ và các đối tác của chúng ta có ý định cung cấp thêm cho Ukraine hàng chục hệ thống phòng không chiến thuật".

"Hoa Kỳ sẽ bảo đảm rằng khi chúng tôi chuyển các vũ khí phòng không quan trọng, Ukraine sẽ đi đầu trên chiến tuyến”.

 

Trong khi đó Tổng trưởng Quốc phòng Úc, Richard Marles, cũng có mặt tại hội nghị thượng đỉnh NATO.

 

Ông công bố đợt hỗ trợ tiếp theo cho Ukraine vào thời gian này trong hội nghị thượng đỉnh, nơi ông gặp gỡ các đối tác để thảo luận về cuộc xâm lược và an ninh của Nga, ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

 

Ông Richard Marles nói "Việc Ukraine có thể giải quyết cuộc xung đột này theo các điều kiện của mình là vì lợi ích quốc gia của Úc, đó là lý do tại sao chúng tôi đã hỗ trợ đáng kể cho Ukraine cho đến thời điểm này và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine".

"Chúng tôi thấy điều này như một cuộc xung đột có khả năng kéo dài trong một khoảng thời gian và chúng tôi chắc chắn sẽ sát cánh cùng Ukraine, cho đến chừng nào Ukraine có thể giải quyết vấn đề này theo cách riêng của mình, đây sẽ là một chủ đề lớn tại NATO tuần này".

"Điều thực sự quan trọng là các quốc gia đó tiếp tục hỗ trợ Ukraine, chúng tôi thấy sự lãnh đạo của NATO ở lãnh vực đó”.

 

Ông Marles cho rằng, thế giới hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Ông nói "Chúng ta phải đối mặt với những thách thức trên khắp thế giới".

"Trật tự dựa trên các quy tắc toàn cầu hiện đang chịu nhiều áp lực, như nó thực sự đã xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai".

"Đó là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong mối quan tâm của mọi người, với suy nghĩ chắc chắn theo quan điểm của Úc tại cuộc họp này, với sự hỗ trợ từ trung tâm và chúng tôi mong chờ cơ hội được hợp tác với NATO trong thời điểm này".

"Nhưng điều đó được thúc đẩy bởi sự phức tạp và những thách thức mà chúng tôi đang tìm thấy trên thế giới ngày nay”.

 

Còn Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng, Nga không được phép giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Ukraine, bằng bất cứ giá nào.

Ông Jens Stoltenberg nói "Sự hỗ trợ của chúng tôi đi kèm với chi phí và rủi ro, thực tế là không có lựa chọn nào miễn phí với một nước Nga láng giềng hung hãn".

"Không có lựa chọn nào không có rủi ro trong một cuộc chiến và hãy nhớ, cái giá phải trả lớn nhất và rủi ro lớn nhất, sẽ là nếu Nga thắng ở Ukraine, chúng ta không thể để điều đó xảy ra".

"Kết quả của cuộc chiến này sẽ định hình an ninh toàn cầu trong nhiều thập niên tới".

"Bây giờ là lúc để đứng lên vì tự do và dân chủ, nơi đó là Ukraine”.

 

 

Trong khi đó Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích những bình luận được đưa ra trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh, cáo buộc liên minh này làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn cho an ninh toàn cầu.

 

Ông nhắc lại rằng việc NATO mở rộng và hỗ trợ cho Ukraine, là mối đe dọa trực tiếp đối với đất nước ông, đồng thời khẳng định Nga sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình.