Tổng thống Đài Loan Thái Văn Anh thị sát quân đội ở Đài Nam, Đài Loan, vào ngày 15 tháng 1 năm 2021. (Sam Yeh / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

 

Chính quyền Biden đã gửi nhiều thông điệp hỗn hợp tới Bắc Kinh và Đài Bắc, nhưng không có điều gì thực sự có tác dụng... Trước thái độ yếu ớt và "thân thiện" với chính quyền Trung Quốc của ông Biden, tư thế của Hoa Kỳ đối với Đài Loan là “vô định hình”, và điều này đe dọa vị thế dẫn đầu toàn cầu của Hoa Kỳ. 

 

 

Trong tuần đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống Biden, chính quyền Trung Quốc đã xâm phạm không phận Đài Loan nhiều lần, với số lượng kỷ lục các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu. Mục đích rõ ràng là đe dọa Đài Loan và cho thấy rằng quốc đảo này đang đơn độc chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 

 

 

Việc Hong Kong rơi vào tay chính quyền này cách đây chưa đầy một năm - đã đưa đến bối cảnh không thể nhầm lẫn đằng sau các chiến thuật đe dọa hiện nay của Bắc Kinh.

 

 

 

Liệu Hoa Kỳ sẽ đáp trả?

Nếu ĐCSTQ lo sợ Tổng thống đương nhiệm Joe Biden tiếp tục chính sách của chính quyền Trump - chống lại sự bành trướng của Trung Quốc nói chung và sự đe dọa của Bắc Kinh đối với Đài Loan nói riêng, thì có lẽ họ đã “không dám” có biểu hiện “kỳ ​​lạ” như thế.

 

 

Vì vậy, nếu chính quyền Biden có bất kỳ kế hoạch nào để thúc ép ĐCSTQ duy trì hiện trạng đối với Đài Loan, thì đây phải là lúc để làm điều đó.

 

 

Các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ Theodore Roosevelt và đội hình chiến đấu của nó đang hoạt động trên Biển Đông vì tự do hàng hải Operation (FONOP). Sức mạnh hải quân Hoa Kỳ trong khu vực này không phải là một kết luận có thể bỏ qua. Hải quân Hoa Kỳ hiện diện trên nhiều đại dương. Rốt cuộc thì, chính sách và ý chí là nhân tố quyết định về ảnh hưởng quân sự của một cường quốc trên thế giới, chứ không phải là hỏa lực đơn thuần. 

 

 

Và đúng vậy, Hoa Kỳ có thể tiếp tục vũ trang cho Đài Loan, nhưng không đủ để thay đổi cán cân quyền lực giữa ĐCSTQ và Đài Loan. Trang bị vũ khí cho họ là một điều có thể gây khó chịu cho chính quyền Trung Quốc, nhưng không phải là một yếu tố thay đổi cuộc chơi chiến lược.

 

 

 

Điều then chốt là, không hề có sự bác bỏ chính thức nào của Hoa Kỳ liên quan đến hành vi của ĐCSTQ đối với Đài Loan. Điều đó tự nó đã gửi đi “thông điệp” đến chính quyền Trung Quốc và các đối thủ khác của Mỹ.

 

 

 

 

Có vẻ như không có khả năng là chính quyền Biden đang mong muốn và hy vọng rằng ĐCSTQ chậm chân trong việc thực hiện các nước đi của mình chống lại đảo quốc nhỏ bé này. Điều này là để tránh một thách thức bất lợi về mặt chính trị đối với quyền lực của Hoa Kỳ trong khu vực, và đối với vị thế của tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ.

 

 

 

 

 

Mặc dù chính quyền Biden mong muốn được “yên ổn”, điều ngược lại dường như có thể xảy ra. Sự im lặng và yếu đuối của Tổng thống Biden thực tế đang mời gọi điều đó. (JIM WATSON / AFP / Getty Images)

 

 

 

 

 

 

Sự yếu đuối làm tăng tốc sự bất ổn.

 

Mặc dù chính quyền Biden mong muốn được “yên ổn”, điều ngược lại dường như có thể xảy ra. Sự im lặng và yếu đuối của Tổng thống Biden thực tế đang mời gọi điều đó.

 

 

Chính quyền Trung Quốc đã phản đối việc Hoa Kỳ có mặt trong khu vực, tuyên bố rằng sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ đang gây bất ổn cho khu vực Biển Đông. 

 

 

Tất nhiên, đó là một tuyên bố sai lầm. 

 

 

Sự thống trị về quân sự và thương mại của Hoa Kỳ đã giữ cho khu vực phần lớn ổn định kể từ khi Thế chiến thứ II kết thúc. Quyền chủ trì của Hoa Kỳ đã đảm bảo được “sự nguyên trạng” của khu vực, và “ghìm cương” sự bành trướng của chính quyền Trung Quốc.

 

 

Việc làm mất ổn định khu vực này chính xác là những gì ĐCSTQ muốn, đặc biệt là đối với Đài Loan. Chắc chắn, Bắc Kinh sẽ thích một chiến thắng “trong sạch” và không đổ máu trước Đài Loan. Và nếu không có sự chủ trì và hỗ trợ của Hoa Kỳ, thì ngay cả với máy bay, xe tăng, tên lửa... của Hoa Kỳ, Đài Loan sẽ không thể ngăn chặn “thất bại không thể tránh khỏi” - trong nỗ lực xâm lược và chinh phục của ĐCSTQ.

 

 

 

Tái liên kết chiến lược ở Châu Á Thái Bình Dương?.

 

Từ góc độ chiến lược, ĐCSTQ tìm cách thay đổi hiện trạng một cách căn bản bằng cách làm suy yếu quyền lực và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực và trên toàn thế giới. Sau đó, sẽ xuất hiện một sự tái liên kết chiến lược - tách khỏi Washington và hướng tới Bắc Kinh.

 

 

Từ quan điểm đó, có vẻ như Bắc Kinh đang chuẩn bị cơ sở chính trị và chiến lược cho giai đoạn tiếp theo trong kế hoạch của họ để thiết lập một kỷ nguyên mới ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Kỷ nguyên đó đã bắt đầu với việc quân sự hóa Biển Đông dưới thời chính quyền Obama, và tiến triển vào năm 2020 với sự tàn phá nền dân chủ Hong Kong dưới vỏ bọc của một đại dịch toàn cầu.

 

 

Đó cũng không chỉ là suy đoán. Vì chính quyền Trung Quốc luôn muốn có được cả Hong Kong và Đài Loan - như là một phần trong kế hoạch an ninh chính thức của mình trong ngắn hạn. Hoàn toàn không có lý do gì để tin rằng Bắc Kinh sẽ chậm lại trong các kế hoạch của mình, khi hiện giờ ”đối thủ của ông Tập” - cựu Tổng thống Donald Trump đã mất quyền lực.

 

 

 

Trên thực tế, với rất nhiều thứ thu được từ kế hoạch này, họ có thể đẩy nhanh tiến độ của mình.

 

 

Hiệu ứng Domino Đài Loan.

 

Việc đánh chiếm Đài Loan sẽ có tác động lớn hơn nhiều đến khu vực so với việc ĐCSTQ chiếm Hong Kong. Không chỉ chủ quyền, quyền tự do và công nghệ vi mạch tiên tiến của Đài Loan sẽ bị mất vào tay chính quyền Trung Quốc, mà uy tín quốc phòng của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng trong toàn khu vực, nếu không muốn nói là trên toàn thế giới.

Chẳng hạn như Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đánh giá các cam kết quốc phòng của Hoa Kỳ như thế nào, nếu ĐCSTQ có thể dễ dàng “nuốt chửng” Đài Loan?

 

 

Câu trả lời là ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ được coi là không đáng tin cậy. Nhật Bản và có lẽ cả Hàn Quốc có thể có xu hướng phát triển một biện pháp hạt nhân của riêng họ - để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Mặt khác, Philippines có thể quyết định tách khỏi Hoa Kỳ và cố gắng có được một thỏa thuận với chế độ Trung Quốc.

 

 

Liệu Úc và New Zealand có nghĩ đến việc hạ cấp quan hệ của họ với Hoa Kỳ và cố gắng tạo hòa bình riêng biệt với ĐCSTQ?

 

 

Tất cả các kịch bản này là những khả năng chắc chắn. Dấu ấn chiến lược và khu vực của Bắc Kinh có thể mở rộng khá nhanh chóng, với bước nhảy vọt về tầm ảnh hưởng toàn cầu của nước này - lại được đánh đổi bằng chi phí trực tiếp của Hoa Kỳ .

 

 

 

Một hiệu ứng Domino toàn cầu?

 

Những làn sóng chấn động thậm chí có thể được cảm nhận rõ ràng ngay cả ngoài khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

 

 

Ví dụ, ở châu Âu, các đồng minh NATO có thể coi cam kết quốc phòng của Hoa Kỳ - bảo vệ họ trước sự hiếu chiến của Nga - là bất lực. Nếu không có sự đảm bảo quốc phòng đáng tin cậy của Hoa Kỳ, khả năng gắn kết hành động của NATO sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Một cấu trúc liên minh châu Âu mới có khả năng thay thế nó.

 

 

Ở Trung Đông, đặc biệt đối với Nga, Iran và Syria, liệu có chế độ nào trong số đó lo sợ sự trả đũa từ chính quyền Biden - khi họ phát động các cuộc tấn công chống lại Israel hoặc đi ngược lại lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực, như dưới thời cựu Tổng thống Trump?

 

 

 

Câu hỏi là tại sao họ phải sợ? Vì một khi Biden từng là một phần của chính quyền Obama - vốn đã dẫn đường cho Nga vào Syria và tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố nhà nước Iran.

 

 

 

 

Và liệu các hiệp ước hòa bình gần đây giữa Israel và các quốc gia Hồi giáo có được duy trì không? Điều đó cũng không chắc chắn.

 

 

Dưới một chính quyền yếu ớt và thân thiện với ĐCSTQ dưới thời Biden, tư thế của Hoa Kỳ đối với Đài Loan là “vô định hình”, và điều này đe dọa vị thế dẫn đầu toàn cầu của Hoa Kỳ. 

 

 

Liệu chính quyền Biden có ý thức được rằng chính sách đối với Đài Loan quan trọng như thế nào không?

 

 

ĐCSTQ chắc chắn sẽ "nắn gân" chúng ta về điều đó.

 

Có lẽ họ đang làm rồi..

 

 

Tác giảJames R. Gorrie là tác giả của “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc” (Wiley, 2013) và viết trên blog của mình, TheBananaRepublican.com. Ông ấy có trụ sở tại Nam California.

(Theo ntdvn.com)