Ảnh: Reuters
YouTube hôm thứ Tư (9/12 theo giờ Mỹ, 10/12 theo giờ VN) thông báo rằng bắt đầu từ ngày 9/12, họ sẽ chặn và xóa các nội dung “cáo buộc tồn tại gian lận bầu cử trên diện rộng”.
Công ty do Google sở hữu cho biết đó là do thời hạn “bến đỗ an toàn” trong cuộc bầu cử tổng thống – ngày 8 tháng 12 – đã trôi qua, đồng thời tuyên bố rằng “đã có đủ các tiểu bang chứng nhận kết quả bầu cử của họ”.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức pháp lý nổi trội, bao gồm một thách thức tại Tối cao Pháp viện, vốn có tiềm năng thay đổi kết quả cuộc bầu cử lịch sử. Tuyên bố của YouTube không đề cập đến những điều này và cũng không đề cập đến ngày bỏ phiếu của Đại Cử tri đoàn vào ngày 14 tháng 12 tới.
Công ty có trụ sở tại California tuyên bố: “Chúng tôi sẽ bắt đầu xóa bất kỳ nội dung nào được đăng tải lên ngay từ hôm nay (hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó) có thể gây hiểu lầm cho mọi người với các cáo buộc về gian lận hoặc sai sót trene diện rộng đã thay đổi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020”.
“Ví dụ: chúng tôi sẽ xóa các video tuyên bố rằng một ứng viên tổng thống [ám chỉ Biden] đã thắng cử nhờ lỗi trục trặc phần mềm hoặc lỗi kiểm đếm trên quy mô lớn. Chúng tôi sẽ bắt đầu thực thi chính sách này ngay hôm nay và tiếp tục tăng cường chúng trong những tuần tới”
Sau đó, Youtube cho biết họ sẽ “hướng dẫn” mọi người đến “những thông tin có thẩm quyền” được cung cấp bởi các hãng tin lớn, thiên tả như ABC, CBS, NBC hoặc CNN. Trong vòng một tháng qua kể từ sau cuộc bầu cử, những kênh truyền thông thiên tả này hầu như không đưa tin hoặc báo cáo về các vụ kiện hoặc cáo buộc gian lận bầu cử.
Trên Twitter, thông báo của YouTube đã hứng chỉ trích của các nhà bình luận cánh hữu. Họ cáo buộc Youtube đang tham gia vào việc kiểm duyệt nội dung người dùng.
Phóng viên Jack Posobiec của tờ OANN đã viết:
“YouTube vừa tuyên bố rằng mọi người hiện đã bị cấm chỉ trích cách xử lý của chính phủ đối với cuộc bầu cử. Vài tuần trước, kênh YouTube của OANN đã bị khóa và tắt chức năng kiếm tiền.
Động thái này chắc chắn sẽ làm dấy khởi sự phẫn nộ của một số thành viên Nghị viện và bản thân Tổng thống Trump, những người trong những tuần gần đây đã đề xuất biện pháp chấn chỉnh hoặc bãi bỏ đạo luật 230, vốn cung cấp tấm lá chắn cho các phương tiện truyền thông xã hội và các công ty công nghệ trong việc tùy ý kiểm duyệt người dùng.
Những người chỉ trích biện pháp này cho rằng nó cho phép các công ty công nghệ lớn (Big Tech) tùy ý kiểm duyệt người dùng. Nhiều người cánh hữu cho biết YouTube và các công ty truyền thông xã hội khác đã tham gia vào việc kiểm duyệt các quan điểm ủng hộ TT Trump hoặc trường phái bảo thủ.
Một vụ kiện hồi tháng 10 năm 2020 đã được đệ trình chống lại YouTube, cáo buộc công ty này liên tục vi phạm các điều khoản dịch vụ của chính mình bằng cách xóa bỏ các trang (channel) trên nền tảng của họ hoặc phong tỏa chúng một cách vô lý mà không cho biết lý do tại sao.
Luật sư M. Cris Armenta viết trong đơn khiếu nại: “Các nguyên đơn vẫn bối rối không hiểu rốt cục là điều gì trong nội dung của họ đã khiến họ trở thành một phần của làn sóng phong tỏa lớn, ngoài việc họ là một kênh tin tức cánh hữu có khả năng tiếp cận rộng rãi khán giả”. Đơn kiện này đã được đệ trình lên tòa án liên bang California. LS Armenta lập luận rằng YouTube đã vi phạm Tu chính án thứ nhất của họ (quyền tự do ngôn luận).
(Theo dkn.tv)