Cựu Giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried đến dự phiên điều trần tại ngoại tại Tòa án Liên bang Manhattan vào ngày 11/8/2023 ở Thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images)
THẾ GIỚI - Nhiều cơ quan quản lý và nhà lập pháp đã chỉ ra FTX như là bằng chứng về lý do tại sao ngành công nghiệp tiền mã hoá nên bị đóng cửa hoàn toàn hoặc ít ra phải được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, mọi tiến bộ lớn trong công nghệ đều đi kèm với những hành vi gian lận và những kẻ lừa đảo.
Ông Sam Bankman-Fried, thường được gọi là SBF, sẽ bị đưa ra xét xử trong tuần này với vai trò là người sáng lập và Giám đốc điều hành trong vụ sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX, thứ các công tố viên cáo buộc là một vụ lừa đảo trị giá 40 tỷ USD. Một số nhà quan sát, chẳng hạn như Michael Lewis, tác giả cuốn The Big Short và Liar's Poker, tỏ ra thông cảm với SBF. Ông Lewis hiện là người viết tiểu sử của SBF, ông coi người sáng lập ít nhiều là một nạn nhân vô tội của một vụ rút tiền hàng loạt, và có lẽ thậm chí là một thiên tài bị hiểu lầm. Điều này là có vẻ là một sự nương nhẹ quá mức với SBF.
Những thiên tài tưởng tượng, mày mò và sáng tạo. Các thí nghiệm và phát minh của họ dẫn đến sự đổi mới. Những đổi mới thu hút các doanh nhân phát triển chúng về mặt thương mại. Đến lượt mình, các doanh nhân sẽ thu hút nguồn vốn cần thiết để xây dựng và phát triển các sản phẩm mới và đôi khi là toàn bộ các ngành công nghiệp mới. Triển vọng về nguồn vốn dồi dào và lợi nhuận cao chắc chắn sẽ thu hút những kẻ lừa đảo sống ký sinh vào mọi làn sóng đổi mới công nghệ.
Mọi tiến bộ công nghệ đều kéo theo hành vi gian lận
Bài học về sự sụp đổ của xxX và người sáng lập nó là thế này. xxX không phải là một câu chuyện về tiền mã hoá mà là một câu chuyện về tội phạm tài chính. SBF và những kẻ hỗ trợ có liên quan tới một vụ lừa đảo khổng lồ bị cáo buộc. xxX được coi là một trong những vụ gian lận tài chính lớn nhất được ghi nhận, cùng với những cái tên khét tiếng như Bernie Madoff, Enron và WorldCom.
Logo FTX và quảng cáo trên ứng dụng di động được hiển thị vào ngày 10/11/2022 tại London, Anh. (Ảnh: Leon Neal / Getty Images)
Nhiều cơ quan quản lý và nhà lập pháp đã chỉ ra FTX như là bằng chứng về lý do tại sao ngành công nghiệp tiền mã hoá nên bị đóng cửa hoàn toàn hoặc ít ra phải được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, những ưu điểm hay nhược điểm nội tại của công nghệ chuỗi khối và ứng dụng thực tế của các loại tiền mã hóa như Bitcoin (BTC) hoặc Ethereum (ETH) chỉ được phơi bày trong vụ FTX ở mức tương đương với những gì các vụ lừa đảo khét tiếng khác cho chúng ta biết về vấn đề vốn có của năng lượng, ngành viễn thông hoặc quản lý tài sản.
Mọi tiến bộ lớn trong công nghệ đều kéo theo những hành vi gian lận và những kẻ lừa đảo gây ra chúng. Cùng với sự ra đời của đường sắt là cơn cuồng đầu tư và bong bóng thị trường. Hàng trăm công ty với từ đường sắt nằm trong tên gọi đã được thành lập và huy động được hàng triệu USD ở Phố Wall mà không hề chế tạo động cơ hay lắp đặt một thước đường ray nào. Vào những năm 1920, chính ngành công nghiệp phát thanh và ô tô đã dẫn đến bong bóng ở Phố Wall và hàng trăm vụ lừa đảo kéo theo. Những người này bao gồm ông Charles Ponzi, người mà từ đó chúng ta có thuật ngữ mô hình Ponzi, trong đó tiền mới bảo lãnh cho tiền cũ cho đến khi toàn bộ kim tự tháp sụp đổ dưới sức nặng của chính nó. Vào những năm 1990, Internet cũng thu hút những người kẻ lừa đảo phi đạo đức cùng với những doanh nhân chân thành và những nhà đổi mới tận tâm trong thời đại đó.
Những tiềm năng của tiền mã hóa chưa được khai thác hợp lý
Cho đến nay, việc ứng dụng các lợi ích của tiền mã hoá còn rất khiêm tốn và phần lớn chỉ giới hạn trong cộng đồng công nghệ. Sự chấp nhận của người tiêu dùng cho đến nay vẫn bị hạn chế do các yêu cầu sử dụng kỹ thuật quá cao, cũng như việc sử dụng PC bị hạn chế cho đến khi Apple ra mắt máy Mac và giao diện đồ họa thân thiện với người dùng. Nhưng việc áp dụng tiền mã hóa còn bị hạn chế, đặc biệt là ở Mỹ, bởi sự tấn công dữ dội của các quy định, thứ chỉ ngày càng gia tăng sau sự cố FTX. Trong một môi trường không thân thiệt, tiền mã hóa đang chuyển ra nước ngoài để đến các khu vực pháp lý thân thiện hơn.
Dù cố ý (như BTC) hay vô ý (như ETH), tiền mã hóa hiện đang cạnh tranh với đồng USD và các loại tiền tệ pháp định khác. Tiền vừa đóng vai trò là phương tiện trao đổi vừa là phương tiện lưu trữ giá trị (và cũng là một đơn vị tính toán). Là một phương tiện trao đổi, việc người tiêu dùng chấp nhận tiền mã hóa vẫn còn hạn chế, nhưng ngành này đang nỗ lực rất nhiều để thay đổi điều này. Là một kho lưu trữ giá trị, mọi thứ vẫn chưa hoạt động như mong muốn. Điều này là do để trở thành một phương tiện lưu trữ giá trị tốt, một đồng tiền cần phải là một phương tiện lưu trữ giá trị ổn định. Mặc dù mức độ biến động giảm nhiều vào năm 2023 so với những năm trước, nhưng tiền mã hóa vẫn thiếu sự ổn định về giá.
Tiền mã hóa có tiềm năng cung cấp giải pháp thay thế cho các đồng tiền của chính phủ cũng như tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, thứ có thể được sử dụng như một công cụ kiểm soát của chính phủ. Các loại tiền mã hóa phi chính phủ như Bitcoin và Ethereum mang tính riêng tư, phi tập trung, không quốc tịch, không cần lòng tin và không cần ngân hàng, không cần trung gian hoặc cơ quan phát hành. Và, nếu tiền mã hóa trở thành một loại tiền thay thế cho tiền pháp định, nó có thể giải cứu người dân khỏi sự suy giảm giá trị tiền tệ và sự phá hủy giá trị, thứ mà chi tiêu thâm hụt ngoài tầm kiểm soát và việc vay nợ quá mức cuối cùng sẽ mang lại cho đồng USD. Tuy nhiên, chính những đặc điểm và nguyên tắc này đã khiến tiền mã hóa trở thành mối đe dọa đối với các chính phủ và cơ quan quản lý.
Tôi tin tưởng và ủng hộ các lý tưởng về tiền mã hóa. Tôi muốn tiền mã hóa giành chiến thắng trong dài hạn. Tuy nhiên, tôi lo ngại rằng các cơ quan quản lý sẽ ngăn chặn điều này, nhưng chỉ có thời gian mới trả lời được.
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
(ntdvn.net - Theo The Epoch Times - Bảo Nguyên biên dịch)
Michael Wilkerson
Tác giả Michael Wilkerson là chuyên gia đầu tư, cố vấn chiến lược, và là người sáng lập ra Stormwall Advisors và trang web Stormwall.com. Cuốn sách mới nhất của ông là "Tại sao nước Mỹ lại quan trọng: Trường hợp cho một chủ nghĩa ngoại lệ mới" (2022).