Đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN mà Trung Quốc đang chiếm giữ

 

 

Một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông nhận định, điều đáng quan tâm bây giờ là Hà Nội có thái độ nào? Sự im lặng thường trực của Hà Nội trước những động thái đe dọa an ninh cũng như bành trướng về lãnh thổ của Bắc Kinh là không bình thường. Điều này hàm ý rằng Hà Nội đồng thuận với các hành vi của Bắc Kinh.

 

Tin cho hay, Trung Quốc đã xây đường băng trên đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Có học giả thì nói đường băng quá ngắn và quá hẹp để gọi đó là phi đạo. Nhưng lại có học giả khác quả quyết đó là đường băng, các phi cơ nhỏ hay các drone có thể sử dụng.

 

Nếu quan sát thường xuyên những gì xảy ra ở quần đảo Hoàng Sa nói chung và đảo Tri Tôn nói riêng, ta có thể nói rằng cái gọi là “đường băng” dài khoảng 600 mét chỉ mới được xây dựng trong 5 tháng, từ tháng 3 đến trung tuần tháng 8/2023.

 

Điều quan trọng là đảo Tri Tôn, từ vị thế là một cồn cát nhỏ bé vài chục mét vuông nổi thường trực trên biển trước năm 2013, nay trở thành một “đảo”, có diện tích vài chục ngàn mét vuông, tương tự các công trình đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng từ 2013 đến 2017 trên các bãi đá đã chiếm của Việt Nam ở Trường Sa hồi năm 1988.

 

Hiện quá sớm để kết luận con đường mới được xây dựng là “phi đạo” hay không phải là phi đạo.

 

 

Theo tôi, đường băng tranh cãi có thể chỉ là con đường tạm thời, được xây dựng để chuẩn bị cho một phi đạo dài lên tới ba lần, tức 1.800 mét.

 

Đảo Tri Tôn không có nước ngọt, cũng không có cây cỏ. Vì vậy đảo này không thích hợp cho con người sinh sống. Ngoài ra đảo này không thể có một “nền kinh tế tự tại”. Tức là “đảo” Tri Tôn thực tế chỉ là một “bãi đá”.

 

Ngày 17/4/1974, Bắc Kinh cử hạm đội cùng lực lượng không quân hỗ trợ để chiếm Hoàng Sa. Quân VNCH trấn đóng trên các đảo phải rút lui. Từ đó Bắc Kinh chiếm trọn vẹn Hoàng Sa.

 

Như vậy Bắc Kinh “thụ đắc lãnh thổ bằng phương pháp vũ lực”, đi ngược lại tinh thần nền tảng của hiến chương Liên Hợp Quốc. Tức là, trên phương diện pháp lý, danh nghĩa chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa không được xác lập đồng thời không được quốc tế nhìn nhận.

 

Mục đích xây dựng đảo Tri Tôn của Trung Quốc thành một “tiền đồn” trên biển hiển nhiên bổ túc hệ thống quân sự của họ ở quần đảo Hoàng Sa gồm  căn cứ Phú Lâm có thể tiếp nhận chiến đấu cơ J11, đảo Bắc, đảo Tre hay củng cố các căn cứ và phi trường có sẵn ở các đảo đã chiếm của VNCH như đảo Hoàng Sa.

 

Việc xây dựng và quân sự hóa đảo Tri Tôn, với vị trí gần Việt Nam như vậy có mục tiêu đe dọa Hà Nội.

 

Với việc gấp gáp xây dựng và quân sự hóa đảo Tri Tôn, có lẽ Bắc Kinh lo ngại việc Campuchia cũng áp dụng “ngoại giao cây tre”.

 

Việc bồi đắp, xây dựng cồn cát Tri Tôn có mục đích củng cố yêu sách Tứ Sa của Bắc Kinh.

 

Từ khi yêu sách “đường chín đoạn” bị phán quyết 13/7/2016 của tòa CPA bác bỏ, Bắc Kinh tập trung vào yêu sách “Tứ Sa”, theo đó lập luận “Trung Quốc được hưởng chủ quyền đối với vùng Nam Hải Chư Đảo bao gồm các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.

 

 

Nam Hải Chư Đảo của Trung Quốc có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.”

 

Điều đáng quan tâm bây giờ là Hà Nội có thái độ nào? Sự im lặng thường trực của Hà Nội trước những động thái đe dọa an ninh cũng như bành trướng về lãnh thổ của Bắc Kinh là không bình thường. Điều này hàm ý rằng Hà Nội đồng thuận với các hành vi của Bắc Kinh.

 

Theo tôi, Hà Nội cần phải có phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự đe dọa của Bắc Kinh. Ngay cả Campuchia còn có nhận thức sự cần thiết phải “xoay trục về Mỹ”, trong khi Hà Nội luôn đề cao chính sách “ngoại giao cây tre”.

 

(Theo datviet.com; Trương Nhân Tuấn)