Một nhà máy của nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) tại Công viên Khoa học Trung tâm Đài Loan ở Đài Trung, Đài Loan, vào ngày 25/3/2021. (Sam Yeh / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

Vì đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến các quốc gia chưa từng có, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản và Đài Loan đang hành động tập thể để củng cố mối quan hệ đối tác chuỗi cung ứng công nghệ của họ.

 

 

Vào ngày 22/6, một diễn đàn trực tuyến đặc biệt cho liên minh này đã được đồng tổ chức bởi Văn phòng Kinh tế và Thương mại Châu Âu (EETO), Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), Hiệp hội Trao đổi Nhật Bản-Đài Loan (JTEA) và Bộ Kinh tế của Đài Loan.

 

 

Những người tham dự bao gồm ông Filip Grzegorzewski - người đứng đầu EETO; ông  Brent Christensen - giám đốc AIT; ông Mitsuaki Hoshino - Phó đại diện của JTEA; và ông Mei-Hua Wang - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đài Loan.

 

 

 

Trong sự kiện này, những người tham gia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng công nghệ giữa các đồng minh cùng chí hướng. Thừa nhận rằng không có nền kinh tế đơn lẻ nào có thể sản xuất mọi thứ nó cần, họ tin rằng lợi ích chung của họ là đảm bảo rằng các đồng minh và đối tác có chuỗi cung ứng linh hoạt, theo một thông cáo báo chí chung.

 

 

 

Ban tổ chức cũng mời đại diện từ chính phủ, ngành công nghiệp, học viện và viện nghiên cứu ở các quốc gia đồng minh để chia sẻ các phương pháp kinh doanh tốt nhất.

 

 

 

Ông William Brent Christensen bày tỏ rằng, chuỗi cung ứng là “một yếu tố quan trọng của… an ninh quốc gia”. Ông nhấn mạnh, “từ các tấm silicon đến chất bán dẫn, đến các thành phần được lắp đặt trong thiết bị điện tử tiêu dùng mới nhất, Đài Loan thực sự là nút trung tâm cho thương mại toàn cầu về các sản phẩm ICT. Và ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan là niềm ghen tị của thế giới".

 

 

 

Ưu tiên hàng đầu: Chung tay để tăng cường khả năng phục hồi của các chuỗi cung ứng.

 

Phó Trợ lý Ngoại trưởng về Chính sách Thương mại và Đàm phán Matt Murray nêu rõ, Hoa Kỳ rất coi trọng hợp tác với Đài Loan về chuỗi cung ứng; và  Đài Loan có thể đóng một vai trò quan trọng hơn trong bối cảnh các thách thức kinh tế toàn cầu.

 

 

Ông cũng cảm ơn Đài Loan - quê hương của cụm nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới - đã giúp giải quyết tình trạng thiếu chip của Mỹ.

 

 

 

Theo ông Murray, Mỹ đã xếp chất bán dẫn, pin xe điện, khoáng chất đất hiếm và dược phẩm vào danh sách các nguyên liệu chiến lược quan trọng. Ông bày tỏ rằng, Hoa Kỳ sẽ đặt nó là mối quan tâm hàng đầu khi hợp tác với các đối tác để tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

 

 

 

Arati Shroff - Phó trưởng Bộ phận Kinh tế tại AIT ở Đài Bắc - tin rằng, chuỗi cung ứng có tầm quan trọng lớn trong việc giải quyết các vấn đề về lao động, bảo vệ môi trường, nhân quyền, an ninh mạng, quyền sở hữu trí tuệ, v.v.

 

 

Edouard Bourcieu, kinh tế gia trưởng của Ủy ban Thương mại Châu Âu, bày tỏ rằng EU cũng rất coi trọng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Ông tiết lộ rằng, sự phụ thuộc quá mức vào các quốc gia khác, mặc dù không nghiêm trọng ở EU, tồn tại trong 137 trong số 5,200 hàng hóa nhập khẩu của EU, chủ yếu từ Trung Quốc, Brazil và Việt Nam, theo thứ tự mức độ nghiêm trọng. Nhà kinh tế cho biết thêm, EU đang xem xét các nguồn cung thay thế.

 

 

Ông Christensen nhận định: “Đài Loan đã nhiều lần chứng minh rằng, họ là một đối tác đáng tin cậy và là một nhân tố quan trọng để hướng tới một nền kinh tế toàn cầu bền vững hơn".

(ntdvn.com - Theo Epoch Times tiếng Anh)