Nguy cơ chạy đua vũ trang tại Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương
Theo Nikkei Asia, tình trạng xuất khẩu vũ khí toàn cầu đang gia tăng. Từ Trung Đông đến Đông Nam Á, các nền kinh tế mới nổi đang xây dựng kho vũ khí của riêng mình. Lần này, khác với thời Chiến tranh Lạnh, các nước xuất khẩu vũ khí đang tiếp thị sản phẩm của họ với tư duy kinh doanh hơn là tư duy chính trị, nhưng nếu những vũ khí này được tăng cường mua bán, chúng có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang và làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực
Một số quốc gia Trung Đông đã bày tỏ mong muốn mua máy bay phản lực tàng hình F-35 – loại máy bay phản lực thế hệ thứ 5 rất khó bị phát hiện trên radar. Trong khi Nhật Bản, Israel và các đồng minh khác của Mỹ đã sở hữu F-35, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Qatar cũng bày tỏ sự quan tâm đến loại máy bay phản lực này được sản xuất tại Mỹ.
Tại Đông Nam Á, nơi căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông, số hàng nhập khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 6,7 lần và của Indonesia là 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang thúc đẩy nhu cầu thu mua thêm vũ khí.
Ngày nay, các thị trường ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang gia tăng tỷ trọng tiêu thụ vũ khí toàn cầu. Nguyên nhân phần lớn là do khu vực này có nhiều đồng minh của Mỹ, bao gồm Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Heigo Sato, giáo sư tại Đại học Takushoku ở Tokyo, giải thích: “Mỹ đang nghĩ rằng thay vì trực tiếp triển khai quân đội, họ nên xuất khẩu vũ khí và nâng cao khả năng quân sự của đồng minh”.
Hai máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Không quân Mỹ
Mỹ và Trung Quốc ‘chạy đua’ hiện đại hóa và mở rộng vũ khí hải quân
Theo SCMP, các nhà phân tích cho biết, cuộc chạy đua giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nhằm phát triển một lực lượng hải quân có thực lực hơn dự kiến sẽ tiếp tục tăng cường gay gắt, với việc Washington có kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu khu trục của mình, vượt mặt tên lửa chống hạm siêu thanh của Trung Quốc.
Động thái lắp đặt các vũ khí tối tân được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết hồi đầu tháng 10 rằng Hải quân Mỹ sẽ cần hơn 500 tàu trong hạm đội của mình để đảm bảo ưu thế trên biển so với Trung Quốc trong những thập kỷ tới.
Theo trang tin quân sự Defense News, dẫn lời cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, Mỹ sẽ trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu ngầm tấn công và tàu khu trục của mình nhằm ngăn chặn mối đe dọa đang gia tăng do Trung Quốc gây ra ở Thái Bình Dương.
Số ca viêm phổi Vũ Hán ở châu Âu tăng gấp đôi trong vòng 5 tuần
Theo thống kê của hãng tin Reuters, số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán mới ở châu Âu đã tăng gấp đôi trong vòng 5 tuần, đẩy khu vực này vượt qua cột mốc ảm đạm 10 triệu ca nhiễm.
Với 10% dân số thế giới, Châu Âu chiếm khoảng 22% tổng số 46,3 triệu ca nhiễm cúm Vũ Hán toàn cầu. Với hơn 269.000 người chết, khu vực này chiếm khoảng 23% tổng số người chết vì viêm phổi Vũ Hán trên toàn cầu, ghi nhận gần 1,2 triệu ca tử vong.
Trong bối cảnh làn sóng ca nhiễm mới tăng đột biến, 3 nước Pháp, Đức và Anh đã tái áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc trong ít nhất một tháng tới với mức độ nghiêm ngặt tương tự hồi đỉnh dịch vào tháng Ba và tháng Tư. Bồ Đào Nha đã áp đặt lệnh phong tỏa một phần, còn Tây Ban Nha và Ý đang thắt chặt các biện pháp hạn chế để phòng dịch.
Nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân mắc viêm phổi Vũ Hán bằng máy chụp cắt lớp vi tính trong Đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) tại bệnh viện cộng đồng Havelhoehe ở Berlin, Đức, hôm 30/10.
Nửa dân số Slovakia xét nghiệm virus cúm Vũ Hán
Theo Reuters, gần một nửa dân số Slovakia đã lấy mẫu xét nghiệm virus cúm Vũ Hán hôm thứ Bảy (31/10), ngày đầu tiên trong chương trình xét nghiệm virus Vũ Hán trên toàn quốc kéo dài hai ngày. Chính phủ hy vọng sẽ việc này sẽ giúp đẩy lùi sự gia tăng nhanh chóng số ca lây nhiễm mà không phải viện đến biện pháp phong tỏa chặt.
Chương trình xét nghiệm quy mô toàn quốc này là chưa từng có tiền lệ, và hiện đang được các quốc gia khác theo dõi với mục tiêu làm chậm sự lây lan của dịch bệnh và tránh làm quá tải hệ thống y tế của họ.
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad cho biết hôm Chủ nhật (1/11) rằng có 2,58 triệu người Slovakia đã tham gia xét nghiệm hôm thứ Bảy, và 25.850 người hay 1% trong số đó cho kết quả xét nghiệm dương tính và đã đi cách ly.
Quốc gia EU này có tổng cộng 5,5 triệu dân và đặt mục tiêu xét nghiệm tối đa có thể, ngoại trừ trẻ em dưới 10 tuổi.
Người Công giáo chỉ trích Biden ủng hộ chính sách phá thai và đe dọa các nữ tu
Theo The BL, các cử tri Công giáo chỉ trích mạnh mẽ ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, người lợi dụng đức tin Công giáo của ông ta trong chiến dịch tranh cử, nhưng thực sự chống lại nó bằng cách ủng hộ phá thai và đe dọa các nữ tu
Hôm 30/10, bà Lila Rose, người sáng lập và chủ tịch của Live Action, một tổ chức ủng hộ sự sống, cho biết : “Ông ta không thể nói mình là một người thực hành Công giáo, đồng thời lại ủng hộ việc giết trẻ em trong bụng mẹ. Làm như vậy là hành động tàn ác và đáng khinh bỉ”.
Rose viết “Ông ta không thể nói rằng ông ta ‘không biết’, khi mà đức tin và luân lý đạo đức cơ bản đã tuyên bố dõng dạc và rõ ràng rằng ‘Quý vị không được giết người!’”
Ashley McGuire, một thành viên cấp cao của Hiệp hội Công giáo, cũng lên tiếng: “Joe Biden đã vận động bầu cử dưới danh nghĩa đức tin Công giáo của ông ta, trong khi lại hứa hẹn các chính sách trái ngược với giáo lý Công giáo, và thậm chí đe dọa Little Sisters of the Poor [học viện Công giáo dành cho phụ nữ]”.
(Ảnh: Reuters, trừ khi được chú thích)
(Theo dkn.tv)