Có nhà bình luận nói rằng con đường đi duy nhất đối với tài sản của những người bị Hoa Kỳ trừng phạt chỉ có cách giao cho ông Tập Cận Bình. (Getty)
Hoa Kỳ đã ban hành chế tài đối với 11 quan chức của Trung Quốc và Hong Kong. Mặc dù Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga và những người khác nói rằng họ không có tài sản ở Hoa Kỳ nên không sợ trừng phạt. Nhưng theo cựu Giám đốc điều tra của Cục quản lý Ngân hàng nói rằng các ngân hàng Hong Kong cũng không được có bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào với người bị xử phạt, và tài sản của họ trên toàn cầu cũng bị ảnh hưởng. Một số nhà bình luận nói rằng cách duy nhất để tài sản của người bị chế tài tồn tại ở đại lục, đó là giao cho ông Tập Cận Bình.
Hoa Kỳ gần đây đã tuyên bố rằng 11 quan chức Hong Kong và ĐCSTQ vi phạm quyền tự trị của Hong Kong sẽ được đưa vào Danh sách của Bộ Tài chính Hoa Kỳ chỉ định những người bị áp dụng chế tài ("Specially Designated Nationals And Blocked Persons List", SDN) .
Sau khi Hoa Kỳ công bố tin tức về chế tài, các quan chức bị trừng phạt, bao gồm Giám đốc Văn phòng Liên lạc của Ủy ban Trung ương Lạc Huệ Ninh (Luo Huining), Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) và một số các quan chức thân ĐCSTQ khác, nói rằng họ không có tài sản ở Hoa Kỳ và không có kế hoạch đến Hoa Kỳ.
Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hong Kong cũng ra tuyên bố nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ không có hiệu lực pháp lý ở Hong Kong.
Về vấn đề này, Đài Á Châu Tự do (RFA) đưa tin rằng, vấn đề nó không có hiệu lực pháp lý ở Hong Kong, không có nghĩa là các tổ chức tài chính có thể phớt lờ các lệnh trừng phạt. Đài này cho biết, trước đây, nhiều trùm ma túy quốc tế, trùm khủng bố... đã từng bị đưa vào "danh sách trừng phạt được chỉ định đặc biệt”. Một khi được đưa vào danh sách này, những người bị trừng phạt sẽ không thể có bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào với cá nhân hoặc tổ chức của Mỹ.
Theo những người trong ngành, lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ không chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ. Các tổ chức tài chính ở Hong Kong cũng sẽ tuân theo lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Nói cách khác, 11 quan chức bị trừng phạt sẽ bị hạn chế về mọi mặt.
Khi kiểm tra các chính sách xử phạt của nhiều ngân hàng, có thể nhận thấy đều có liệt kê những nội dung cấm hoặc hạn chế giao dịch của những người bị xử phạt.
Trong số đó, chính sách trừng phạt của Ngân hàng Standard Chartered tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ cho phép các giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tượng bị trừng phạt. Đối tượng bị trừng phạt ở đây là đối tượng do Anh, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu hoặc Liên hợp quốc chỉ định, là một tổ chức sở hữu riêng lẻ hoặc tập thể trên 50% vốn chủ sở hữu.
Ngân hàng HSBC và Hang Seng sẽ sàng lọc khách hàng toàn cầu và các giao dịch toàn cầu của họ theo các danh sách trừng phạt nêu trên, đồng thời sẽ cấm giao dịch kinh doanh với các cá nhân hoặc tổ chức trong danh sách trừng phạt.
Ngân hàng Citibank của Hoa Kỳ tuân thủ các điều khoản cấm vận và trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ cũng như luật pháp của nơi sở tại, đồng thời đưa ra một loạt chính sách và phương thức hoạt động. Nhân viên không được trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba quảng bá các hoạt động kinh doanh bị cấm và trốn tránh các biện pháp trừng phạt hiện hành.
Ngày 7/8, Bộ Tài chính Mỹ công bố lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức Trung Quốc và Hong Kong, bao gồm (từ trái sang) Lạc Huệ Ninh - Giám đốc Văn phòng Liên lạc của Ủy ban Trung ương, Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Phó Giám đốc Văn phòng các vấn đề Hong Kong và Macau Trương Hiểu Minh và Giám đốc Cục An ninh Hong Kong Lý Gia Siêu. (Epoch Times)
Trả lời phỏng vấn với RFA vào ngày 10/8, Cựu Giám đốc Điều tra Cục Quản lý Ngân hàng, ông Lô Tuấn Vũ (Lu Junyu) đã chỉ ra rằng 11 quan chức Trung Quốc và Hong Kong đã bị đưa vào danh sách trừng phạt SDN. Điều này nghĩa là cả Hong Kong và các ngân hàng nước ngoài đều không được thiết lập bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào với những người bị trừng phạt, bao gồm cả tài khoản tiền gửi và tài khoản cho vay, tài khoản thẻ tín dụng..., tài sản của họ sẽ bị đóng băng.
Nhà bình luận chính trị Hong Kong Lâm Bảo Hoa (Lin Baohua) nói với Sound of Hope (SOH) rằng con đường duy nhất đối với tài sản của các quan chức Trung Quốc và Hong Kong bị trừng phạt là giao cho ông Tập Cận Bình. Trong tương lai Hoa Kỳ còn sẽ mở rộng chế tài, gây nội loạn trong ĐCSTQ và thậm chí lật đổ ông Tập Cận Bình.
Ông Lâm Bảo Hoa cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Hong Kong lần này tất nhiên là một phần quan trọng của quan hệ Trung - Mỹ. Đây là mối quan hệ giữa các quốc gia chứ không phải giữa các quốc gia và cá nhân. Do đó, các quan chức Trung Quốc và Hong Kong bị trừng phạt, bao gồm cả bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, cho rằng mình không có tài sản ở Hoa Kỳ, cố tình đem chế tài thu nhỏ thành chuyện cá nhân, quả thực là tầm nhìn hạn hẹp.
Ông cho rằng cơn bão chế tài của Mỹ bắt đầu càn quét giới tài chính Hong Kong. Một số ngân hàng đa quốc gia ở Hong Kong đang hợp tác với lệnh trừng phạt của Mỹ và cắt đứt quan hệ với các quan chức cấp cao của Hong Kong. Trong tương lai, tiền gửi của các quan chức bị xử phạt này chỉ có thể được gửi vào các ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, ngân hàng Trung Quốc nào phục vụ họ cũng sẽ phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Những người bị trừng phạt tương đương với việc cắt đứt mọi mối quan hệ với các tổ chức hoặc cá nhân Mỹ, và cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng. (Ảnh chụp màn hình video)
Những người bị trừng phạt đồng nghĩa với việc sẽ bị cắt đứt mọi mối quan hệ với các tổ chức hoặc cá nhân Mỹ, và cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng.
Nhà bình luận về các vấn đề thời sự của Hong Kong, ông Tang Phổ (Samp) nói rằng các tổ chức tài chính được đề cập trong thông cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ không chỉ giới hạn ở các dịch vụ ngân hàng, mà còn bao gồm cả chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động đơn giản như thanh toán bằng thẻ tín dụng, mua bán nhà trong cuộc sống hàng ngày… cũng sẽ gặp nhiều trở ngại.
Vợ / chồng và con cái của những người bị trừng phạt cũng sẽ bị liên đới. Trong số đó, Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Như Hoa (Zheng Ruohua) và chồng là Phan Nhạc Đào (Pan Letao) cùng nắm giữ 63% cổ phần của Analogue Holdings đã thông báo rằng họ có kế hoạch thâm nhập thị trường Mỹ vào tháng 3. Họ đã chi 278 triệu HKD để mua 51% cổ phần của Transel Elevator & Electric, một công ty kỹ thuật thang máy của Mỹ. Ngoại giới lo ngại về việc bà Trịnh có thể khiến chồng bị liên lụy, gây khó khăn cho hoạt động của Dự án Analogue tại Mỹ trong tương lai, thậm chí có thể bị xử phạt.
Ngày 9/8, Analogue Holdings đã làm rõ rằng bà Trịnh Như Hoa không có quyền sở hữu hợp pháp hoặc nắm giữ lợi ích tài chính đối với bất kỳ cổ phiếu nào của Analogue Holdings. Mặc dù Analogue Holdings đã cố gắng làm rõ mối quan hệ với bà Trịnh, nhưng giá cổ phiếu của công ty đã giảm mạnh 50% vào ngày 10/8.
Cùng bị liên lụy là con trai út của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Hoa Kỳ cấm tất cả những người bị trừng phạt và các thành viên gia đình trực hệ của họ nhập cảnh vào Mỹ. Hãng tin Factwire đưa tin rằng con trai út của bà Lâm là Lâm Ước Hy đang học tiến sĩ ở Hoa Kỳ, đã "mất tích" vào ngày 25/7. Người bạn cùng phòng của Lâm Ước Huy sau đó nói rằng Lâm đã trở lại Hong Kong vì "nhà có việc gấp", và hiện không rõ hành tung của anh này.
Ngày 10/8, liên quan đến các lệnh trừng phạt của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên thông báo rằng Trung Quốc sẽ trừng phạt 11 người Mỹ. Tuy nhiên, ông Triệu không tiết lộ nội dung cụ thể của lệnh trừng phạt này.
Nhiều cư dân mạng chế nhạo rằng động thái của ĐCSTQ chỉ là một trò hề, lại một lần nữa tuyên bố thái độ phản đối nhân quyền đối với thế giới. "Xử phạt người ta, có ích gì? Không có tài sản, không vợ con ở Trung Quốc".
(Theo ntdvn.com)