(Ảnh: SBS Việt ngữ)

 

 

 

QUỐC TẾ - Các chuyên gia lo ngại việc này có thể làm suy yếu việc trừng phạt áp đặt lên Nga từ sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Theo Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch có trụ sở tại Helsinki, Úc nằm trong số các quốc gia tiếp tục nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ được tinh chế từ dầu thô của Nga tại các nước thứ ba. Đó là một vấn đề nhập khẩu mà chính phủ cho biết họ đang xem xét.

 

Theo Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (Centre for Research on Energy and Clean Air), trong 6 tháng đầu năm nay, Úc đã nhập khẩu hơn 1,4 triệu tấn sản phẩm dầu mỏ đã lọc từ ít nhất 3 nhà máy lọc dầu sử dụng dầu thô của Nga.

 

Hai trong số các nhà máy lọc dầu này ở Ấn Độ có tên là Jamnagar và New Mangalore, và một nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc có tên là Qingdao Huangdao.

 

Mức tiêu thụ dầu thô của Nga tại hai nhà máy ở Ấn độ lần lượt là là 26%, 41% và nhà máy Trung Quốc là 7%.

 

Dù dữ liệu này đã được đối chiếu từ nhiều nguồn khác nhau nhưng Trung tâm Nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh rằng nó không đầy đủ.

 

Trung Tâm Nghiên Cứu cho rằng đây là một lỗ hổng trong quy định của các quốc gia và khối trừng phạt bao gồm Liên minh Âu châu và G-7.

 

Vaibhav Raghunandan là chuyên viên phân tích và nghiên cứu người Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch EU .

"Các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Nga do các nước EU/G7 áp đặt có nghĩa là họ không thể nhập khẩu dầu thô hoặc các sản phẩm dầu từ Nga, nhưng thật không may, tồn tại một lỗ hổng tiềm ẩn, một lỗ hổng pháp lý, cho phép họ nhập khẩu dầu tinh chế sản phẩm từ các quốc gia không trừng phạt Nga, các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ."

 

Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào năm 2022, Úc đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt bao gồm các hạn chế đối với việc nhập khẩu, mua hoặc vận chuyển một số hàng hóa từ Nga hoặc có nguồn gốc xuất xứ từ Nga.

 

Những hàng hóa đó bao gồm dầu, các sản phẩm dầu mỏ tinh chế, khí đốt tự nhiên, than đá và các sản phẩm năng lượng khác.

 

 

Tiến sĩ Anton Moiseienko, giảng viên cao cấp về luật tại Đại học Quốc gia Úc.

"Nếu các công ty có thể mua dầu đã tinh chế của Nga chỉ vì nó đi qua khu vực tài phán của bên thứ ba và được tinh chế ở đó, thì điều đó sẽ làm suy yếu tính mạnh mẽ của chế độ trừng phạt mà Úc đang áp đặt lên Nga, bởi vì nói cho cùng chúng ta cần nhớ lại rằng lý do quan trọng của những quy tắc đó là gây khó khăn hơn cho Nga trong việc kiếm tiền thông qua việc bán dầu, chứ không phải khiến họ phải thuê nước khác thực hiện việc lọc dầu đó."

 

 

Trong một tuyên bố với SBS, Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao và Thương mại cho biết:

"Các lệnh trừng phạt và biện pháp thương mại của chúng tôi đã được điều chỉnh cẩn thận để từ chối Nga tiếp cận thị trường Úc và bảo đảm Úc không vô tình tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của Nga. Bộ Ngoại giao hiện đang xem xét các vấn đề liên quan đến các sản phẩm dầu nhập khẩu được tinh lọc từ dầu thô của Nga."

 

Kể từ khi Nga bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt quốc tế, Ấn Độ đã trở thành một trong những công ty nhập cảng dầu chính của Nga với một giá ưu đãi.

 

 

Trong tháng này, Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi đã có chuyến thăm đầu tiên tới Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ khi Putin phát lệnh chiến tranh xâm lược toàn diện Ukraine. Hai nhà lãnh đạo Ấn - Nga thảo luận về việc phát triển các lĩnh vực hợp tác kinh tế chiến lược, bao gồm cả lọc dầu.

 

 

Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, năm 2023 Úc đã nhập khẩu sản phẩm dầu tinh chế từ nhà máy lọc dầu Vadinar ở Ấn Độ, thuộc sở hữu của Nayara Energy, có cổ đông lớn là Rosneft [[ros-n-yeft]], một công ty dầu mỏ của Nga đang chịu sự áp đặt của chế độ trừng phạt từ Úc.

 

 

Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao và Thương mại đã nói với SBS rằng họ không bình luận về các vấn đề tuân thủ cụ thể hoặc tiềm ẩn.

 

 

Vaibhav Raghunandan, chuyên viên phân tích và nghiên cứu người Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch.

"Nếu nhìn xa hơn ra ngoài nước Úc thì bạn sẽ thấy rằng Vadinar thực sự xuất khẩu rất nhiều sản phẩm sang các nước như Mỹ, Anh, Hà Lan, Ý. Có rất nhiều nước EU/G7 vẫn nhập khẩu từ một nhà máy lọc dầu mà về cơ bản là nó thuộc sở hữu của một công ty bị trừng phạt, và điều này giống như một lỗ hổng lớn trong các biện pháp trừng phạt, bởi vì nó cho phép các khoản thu này chảy thẳng về Nga."