Ratna Raju, một nông dân thuộc tập thể thực hành canh tác tự nhiên, thu hoạch rau bina tại trang trại của mình ở làng Pedavuppudu, quận Guntur thuộc bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ. Nguồn: AAP / Altaf Qadri/AP

 

 

 

ẤN ĐỘ - Nông dân ở Ấn Độ đang chuyển sang phương pháp canh tác 'tự nhiên', để làm cho cây trồng của họ có khả năng chống chọi tốt hơn với thời tiết khắc nghiệt. Họ tin rằng sử dụng phân bón sinh học thay vì hóa chất nhân tạo, sẽ giúp cây trồng sống sót sau giông bão, lũ lụt và thời tiết khô hạn.

 

Trận bão Michaung tấn công Ấn Độ vào năm rồi, với các cơn gió có tốc độ lên tới 110 km/giờ và lượng mưa lớn trên khắp bờ biển phía đông nam của đất nước, làm ngập lụt các thị trấn và cánh đồng.

 

Thiệt hại sơ bộ cho thấy, ước lượng có 600 ngàn mẫu cây trồng đã bị phá hủy, chỉ riêng ở tiểu bang Andhra Pradesh.

 

Thế nhưng không phải trang trại nào cũng chịu chung số phận, khi một số cánh đồng vẫn còn đầy những cây khỏe mạnh.

 

Tại sao?

Một số người nói rằng, đó là do phương pháp canh tác được sử dụng.

 

Hiện nay ngày càng có nhiều nông dân bắt đầu áp dụng phương pháp canh tác tự nhiên, vì họ thấy nó có thể giúp ích như thế nào khi thời tiết khắc nghiệt xảy ra.

 

Ratna Raju là người đã đồng ý với ý tưởng này.

 

Trong không khí có mùi hăng nồng trong, trang trại của ông ở Guntur, thuộc tiểu bang Andhra Pradesh, ở miền nam Ấn Độ.

 

Mùi hôi xuất phát từ hỗn hợp nước tiểu của bò, một loại đường chưa tinh chế được gọi là đường jaggery và các vật liệu hữu cơ khác đóng vai trò làm phân bón, thuốc trừ sâu và rào cản thời tiết xấu cho mùa màng của ông.

Ông Ratna Raju nói "Vào ngày 4 tháng 12 năm rồi, một cơn bão đã ập đến chúng tôi".

"Tất cả cây trồng chung quanh đều bị gãy đổ, nhưng trang trại rộng 5 mẫu rưỡi của chúng tôi vẫn đứng vững, chúng tôi đã thực hành canh tác tự nhiên ở đây trong 4 năm qua".

"Do canh tác tự nhiên nên hệ thống rễ sâu và khỏe, nó có thể chịu được tác động của lốc xoáy".

"Trong vòng vài ngày đất của chúng tôi đã hấp thụ hết nước, trong khi ở các trang trại lân cận nước đọng từ 7 đến 10 ngày”.

 

 

Được biết tiểu bang Andhra Pradesh đã trở thành một ví dụ tích cực, về lợi ích của canh tác tự nhiên và những người ủng hộ nói rằng, sự hỗ trợ tích cực của chính phủ là động lực chính cho sự thành công của tiểu bang.

 

Raja Kumari K là người quản lý chương trình cấp huyện về Nông nghiệp tự nhiên, do cộng đồng quản lý tại tiểu bang Andhra Pradesh.

 

Raja Kumari K nói "Cải thiện phẩm chất đất đai là chìa khóa của việc canh tác tự nhiên, đó là chìa khóa trong canh tác nầy và chúng tôi đạt được điều đó, nhờ sự đa dạng của cây trồng".

"Cũng nhờ sự đa dạng cây trồng, chúng ta cũng cung cấp cho đất nhiều vi sinh vật hơn, đó là sự đa dạng về vi sinh vật, vì vậy nó sẽ cung cấp cho đất nhiều chất dinh dưỡng hơn”.

 

Được biết các chuyên gia cho rằng, những phương pháp này nên được nhân rộng trên khắp các vùng đất nông nghiệp rộng lớn của Ấn Độ, vì biến đổi khí hậu và lợi nhuận giảm sút, đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình của nông dân trong năm nay.

 

Thế nhưng sự hỗ trợ của chính phủ cho các phương pháp thay thế này, vẫn còn hạn chế.

 

Kết quả là hầu hết nông dân, tiếp tục phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học và phân bón.

 

Mặc dù có hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng các chất thay thế hóa học này làm suy giảm chất lượng đất theo thời gian và dẫn đến chi phí cao hơn và chất lượng đất kém hơn.

 

Theo ông N-S Suresh, nhà khoa học nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học, Công nghệ và Chính sách, các sáng kiến của chính quyền địa phương và liên bang đã khuyến khích khoảng 750 ngàn nông dân trong tiểu bang, áp dụng phương pháp canh tác tự nhiên.

Ông N-S Suresh nói "Vì vậy tiểu bang Andhra Pradesh đã chứng kiến sự thay đổi, mang tính chuyển đổi sang canh tác tự nhiên và hiện tại có khoảng 750 ngàn nông dân theo phương pháp canh tác tự nhiên".

"Sự thành công để đạt được số lượng nông dân này, phần lớn là nhờ việc chính phủ tiểu bang thành lập một viện chuyên trách mang tên Rythu Sadhikara Samstha".

"Chúng tôi cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát ở tiểu bang nầy vào năm 2018 và chúng tôi đã chứng kiến rằng, các loại cây trồng tự nhiên đã cho thấy khả năng phục hồi khí hậu cao hơn nhiều, trong điều kiện dễ bị lũ lụt, trong khi các loại cây trồng sử dụng hóa chất thông thường đã dẫn đến suy thoái”.

 

Trong khi đó tiểu bang Andhra Pradesh đang thực hiện sứ mạng, đưa 6 triệu nông dân của mình vào canh tác tự nhiên vào năm 2030.

 

Chính phủ Ấn Độ đã rót hơn 8 triệu Mỹ Kim vào nỗ lực này, với gần một triệu mẫu đất trên toàn quốc đang thực hiện chuyển đổi.

 

Tháng 3 năm rồi, Thứ trưởng Nông nghiệp đã đặt mục tiêu 25% trang trại Ấn Độ, áp dụng các phương pháp hữu cơ và tự nhiên.

 

Thế nhưng những người áp dụng phương pháp canh tác nầy sớm, như Meerabi Chunduru cho rằng, họ cần nhiều sự hỗ trợ hơn từ cả chính phủ và các chính trị gia.

"Nhiều nông dân đã chuyển sang canh tác tự nhiên, họ đang nhận thấy sự thay đổi khí hậu và nhìn thấy những thiệt hại, mà những người nông dân truyền thống phải gánh chịu".

"Nếu có nhiều nông dân áp dụng phương pháp canh tác tự nhiên như thời thơ ấu của chúng ta, chúng ta có thể có được thực phẩm lành mạnh, đất đai và khí hậu ổn định như trước đây".

"Chúng ta có thể để lại thực phẩm lành mạnh, đất đai và quả địa cầu tốt đẹp cho các thế hệ tiếp theo”.

 

Các chuyên gia cho biết, phương pháp này giúp giữ cho cây trồng và đất khỏe mạnh trên nhiều loại đất khác nhau, cũng như mọi loại điều kiện thời tiết khó lường, nên nó mang lại lợi ích cho nông dân trên khắp Ấn Độ, từ vùng núi non cho đến bờ biển.

 

Ngoài ra việc trồng các loại cây trồng khác nhau quanh năm, có nghĩa là nông dân có thể sản xuất để thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào, giúp tăng thêm đất đai và lợi tức của họ.