Tổng thống đương nhiệm của Đài Loan Thái Anh Văn trên sân khấu, trước cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 8/1/2020 tại Đào Viên, Đài Loan (Nguồn ảnh: Carl Court / Getty Images)

 

 

 

 

 

 

 

 

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch mời Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen vào ngày 10/05 đã nhận được sự chỉ trích từ Trung Quốc. Chế độ Bắc Kinh luôn coi nước Đài Loan dân chủ, tự trị là lãnh thổ "thiêng liêng" của mình.

 

 

 

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực nhằm thống nhất với Đài Loan, vốn là một quốc đảo mà họ coi là một tỉnh ly khai. Đan Mạch và hầu hết các quốc quốc gia khác công nhận Bắc Kinh là đại diện hợp pháp cho Trung Quốc, chứ không phải là Đài Bắc. Đây là một phần của chính sách “một Trung Quốc” của Bắc Kinh.

 

 

 

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động quân sự gần Đài Loan.

 

 

 

Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Jeppe Kofod cho biết ông đang chuẩn bị một chiến lược an ninh và chính sách đối ngoại “dựa trên giá trị” mới. Ông đã lên án những biện pháp trừng phạt gần đây của chính quyền Trung Quốc đối với EU là đáng trách.

 

 

Ông Kofod phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen rằng “Chúng ta cần phải đứng vững hơn, phản ứng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn, khi các giá trị phổ quát như nhân quyền và tự do ngôn luận đang bị gây áp lực”.

 

 

 

Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc bị nghi ngờ vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở miền tây Tân Cương, một cáo buộc mà Bắc Kinh bác bỏ.

 

 

 

Mối quan hệ giữa Đan Mạch và Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể kể từ năm 2009, khi cựu nguyên thủ quốc gia Lars Lokke Rasmussen gặp nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng gần đây chính phủ Đan Mạch đã bị quốc hội chỉ trích vì quá thụ động trước sự can thiệp của Trung Quốc vào Hong Kong thuộc địa cũ của Anh.

 

 

 

Trung Quốc coi Đức Đạt Lai Lạt Ma là một “người theo chủ nghĩa ly khai” nguy hiểm. Họ cũng đồng thời bác bỏ cáo buộc của phương Tây về việc xóa bỏ các quyền tự do ở Hồng Kông, nơi đã trở lại quyền cai trị của Trung Quốc vào năm 1997.

 

 

Bà Thái nói trong bài phát biểu qua video của mình rằng “Chúng tôi đã đi một chặng đường dài để nhận ra những quyền tự do mà chúng tôi được hưởng ngày hôm nay và chúng tôi quyết tâm không bao giờ từ bỏ những quyền tự do này”.

 

 

 

Đại sứ quán Trung Quốc tại Đan Mạch đã chỉ trích sự kiện này vào ngày 10 tháng 5, khi nói rằng các hoạt động "chống Trung Quốc" của các lực lượng nước ngoài và phe ly khai nhằm thúc đẩy độc lập cho Đài Loan và Hồng Kông "nhất định sẽ thất bại".

 

 

Việc mời bà Thái Anh Văn và nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông Nathan Law tham dự hội nghị thượng đỉnh đã vi phạm “nguyên tắc một Trung Quốc và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc,” đại sứ quán Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố gửi qua email cho Reuters.

 

 

Trong số những người bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Trung Quốc có cả đơn vị tổ chức hội nghị này, là Tổ chức Liên minh các Nền dân chủ phi lợi nhuận, vốn được thành lập bởi cựu Tổng thư ký NATO và cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen.

 

 

Các diễn giả khác tại sự kiện bao gồm nhân vật đối lập người Belarus, Sviatlana Tsikhanouskaya và lãnh đạo phe đối lập Venezuela, Juan Guaido.

( Theo ntdvn.com)