Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson phát biểu trong cuộc họp báo ở Stockholm, Thụy Điển, vào ngày 10/1/2022. (Ảnh Marko Saavala / TT News Agency / AFP qua Getty Images)

 

 

Phần Lan và Thụy Điển đã bác bỏ cảnh báo về “hậu quả chính trị - quân sự nghiêm trọng” từ nước láng giềng Nga nếu họ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Pekka Haavisto hôm thứ Bảy (26/2) đã nói rằng "chúng tôi đã nghe điều này trước đây".

 

Bộ Ngoại giao Nga đăng tải nội dung cảnh báo tương tự trên Twitter. Phần Lan và Thụy Điển cũng là hai nước ủng hộ đáng kể về mặt quân sự và nhân đạo cho Ukraine kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

 

Cả hai nước đều là một phần của Liên minh châu Âu nhưng không thuộc NATO. Tuy nhiên, họ hợp tác chặt chẽ với khối và cho phép quân đội của liên minh tập trận trên lãnh thổ của họ.

 

Mặc dù trước đây cả hai đều không bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ đến việc gia nhập NATO, nhưng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã làm dấy lên suy đoán rằng, hai nước hiện đang cân nhắc các lựa chọn liên quan đến việc tham gia liên minh nhằm chống lại sự xâm lược tiềm tàng của Nga.

 

Tuy nhiên, bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ trưởng Ngoại giao Nga, hôm thứ Sáu cảnh báo rằng cả hai nước sẽ phải đối mặt với "những hậu quả chính trị và quân sự nghiêm trọng" nếu họ làm như vậy.

 

Bà nói trong một video clip trên Twitter “Phần Lan và Thụy Điển không nên đặt vấn đề an ninh của nước mình lên trên việc phá hủy an ninh của các nước khác, và gia nhập NATO có thể mang đến những hậu quả bất lợi cho họ. Họ có thể đối mặt một số hậu quả quân sự và chính trị về hành động này”.

 

Bộ Ngoại giao Nga cũng giảm quan điểm trong một tuyên bố đăng trên Twitter hôm thứ Sáu.

“Chúng tôi coi cam kết của chính phủ Phần Lan đối với chính sách không liên kết quân sự là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và ổn định ở Bắc Âu". Bài đăng cho hay, việc Phần Lan gia nhập NATO sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về quân sự và chính trị .

 

Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Pekka Haavisto hôm thứ Bảy (26/2) đã bác bỏ những cảnh báo, nói rằng "chúng tôi đã nghe điều này trước đây".

 

“Chúng tôi không nghĩ rằng đó là một mối đe dọa quân sự", ông Haavisto nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình công cộng Phần Lan YLE.

 

“Nếu Phần Lan là biên giới bên ngoài của NATO thì Nga chắc chắn đã tính toán đến điều này trong kế hoạch quốc phòng của mình”, ông Haavisto nói về bình luận của bà Zakharova.

 

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto lặp lại bình luận của ông Haavisto trong một tuyên bố với truyền thông Phần Lan hôm thứ Sáu, nói rằng ông không coi những bình luận của bà Zakharova là mối đe dọa quân sự trực tiếp từ Moscow đối với Phần Lan mà thay vào đó là "bước phản công" mà Nga sẽ thực hiện nếu Phần Lan gia nhập NATO.

 

Ông Niinisto lưu ý rằng cả bà Zakharova và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đều đã đưa ra những bình luận tương tự về việc Phần Lan có thể trở thành thành viên NATO trong quá khứ và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giải quyết vấn đề với một giọng điệu tương tự vào năm 2016 trong chuyến thăm Phần Lan.

 

Trong khi đó, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson đã phát biểu tuyên bố của Moscow trong một cuộc họp báo chung hôm thứ Sáu với chỉ huy quân sự của Thụy Điển Micael Byden.

 

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết “Tôi muốn làm rõ vấn đề này. Chính Thụy Điển sẽ quyết định nền độc lập về đường lối chính sách an ninh của mình”.

 

"Chúng tôi hiện đang đề xuất hỗ trợ trực tiếp cho các lực lượng vũ trang của Ukraine".

 

Theo đó, Ông Andersson cũng thông báo hôm Chủ nhật rằng, Thụy Điển sẽ gửi viện trợ quân sự cho Ukraine bao gồm 135.000 khẩu phần ăn dã chiến, 5.000 mũ phòng vệ, 5.000 lá chắn và 5.000 vũ khí chống tăng. Đây là lần đầu tiên Thụy Điển gửi vũ khí tới một quốc gia đang có xung đột vũ trang kể từ năm 1939.

 

Các lực lượng Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2. Trước khi xảy ra cuộc xâm lược, Moscow đã yêu cầu Hoa Kỳ và các đồng minh từ chối kết nạp Ukraine và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác làm thành viên NATO, đồng thời yêu cầu NATO giảm quy mô triển khai quân ở Trung và Đông Âu.

 

Hôm thứ Sáu, NATO đã kích hoạt lực lượng phản ứng lần đầu tiên trong lịch sử.

 

Liên minh NATO cho biết trong một thông cáo báo chí. “Chúng tôi đã triển khai các lực lượng phòng thủ trên bộ và trên không ở khu vực phía đông của liên minh cũng như các lực lượng hàng hải trong khu vực NATO".

 

NATO cho biết “Chúng tôi lên án bằng những điều khoản mạnh mẽ nhất có thể, cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, do Belarus cho phép. Chúng tôi kêu gọi Nga ngay lập tức ngừng tấn công quân sự, rút ​​toàn bộ lực lượng khỏi Ukraine và quay lưng lại với con đường xâm lược mà họ đã chọn”.

 

Theo quy định của NATO, một cuộc tấn công chống lại một trong các thành viên được coi là cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên của khối.

(ntdvn.com- Theo The Epoch Times)