Ảnh từ Wikimedia Commons, Reuters
Ấn Độ sẵn sàng dùng quân đội đảm bảo an ninh quốc gia trước Trung Quốc
Cố vấn quân sự hàng đầu trong chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi hôm thứ Năm cho biết Ấn Độ đã sẵn sàng dùng quân đội để đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời theo sát các hoạt động và cải cách quân sự của Trung Quốc để đưa ra chiến lược cho tương lai, theo SCMP.
Bình luận của Tham mưu trưởng Quốc phòng Bipin Rawat tại một hội thảo trên web để thảo luận về mối quan hệ Mỹ-Ấn là khẳng định rõ ràng đầu tiên của ông trong những ngày gần đây về tình thế sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự của Ấn Độ, trong bối cảnh tình hình ngày càng trở nên tồi tệ với quân đội Trung Quốc dọc biên giới tranh chấp ở Himalaya.
Vị tướng hàng đầu cũng báo hiệu mức độ mà Trung Quốc được coi là một mối đe dọa an ninh, nhấn mạnh rằng quân đội Ấn Độ đang khảo sát cơ sở hạ tầng hoạt động của Bắc Kinh ở khu vực tự trị Tây Tạng – giáp ranh Ấn Độ – việc hoàn thiện các dự án đường cao tốc và phát triển các tuyến đường sắt.
Kinh tế Mỹ có thêm hàng triệu việc làm
Theo Bộ Lao động Mỹ, Mỹ đã có thêm 1,4 triệu việc làm trong tháng 8, theo the Hill.
Theo báo cáo việc làm tháng 8, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 8,4% từ 10,2% trong tháng 7, lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 10% kể từ tháng 3. Sự tham gia của lực lượng lao động cũng tăng 0,3% trong tháng 8, một dấu hiệu cho thấy sức mạnh của thị trường việc làm ngày càng tăng và niềm tin của những người tìm việc tăng lên.
Tháng 8 đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp số việc làm và tỷ lệ thất nghiệp giảm kể từ khi nền kinh tế Mỹ chạm đáy hồi tháng 4. Hơn 20 triệu người Mỹ đã mất việc trong tháng đó, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao nhất sau cuộc Đại suy thoái là 14,7%.
Báo cáo việc làm tháng 8 cũng phù hợp với kỳ vọng đồng thuận của các nhà kinh tế khu vực tư nhân. Hồi trước trước họ dự báo số việc làm sẽ tăng từ 1,2 đến 1,4 triệu việc làm.
Phóng viên Mỹ bị sách nhiễu và trục xuất tại Trung Quốc khi đưa tin về chính sách gây tranh cãi ở Nội Mông Cổ
Một nhà báo của tờ Los Angeles Times đã bị giam giữ và trục xuất khỏi Nội Mông Cổ (Trung Quốc) trong khi đưa tin về chính sách gây tranh cãi nhằm giảm việc sử dụng tiếng Mông Cổ trong giáo dục tại khu vực, tờ báo đưa tin hôm thứ Sáu (4/9), theo Daily Caller.
Phóng viên của tờ Los Angeles Times, người đang đưa tin về một chính sách gây tranh cãi nhằm thay thế tiếng Mông Cổ bằng tiếng Quan thoại trong các trường học trong khu vực, đã bị thẩm vấn, túm gáy và nhốt trong xà lim trong hơn 4 giờ trước khi bị buộc rời khỏi khu vực, LA Times đưa tin .
Phóng viên này đã bị bao vây bởi các sĩ quan mặc thường phục ở Hohhot, thủ phủ khu vực, và bị đưa đến đồn cảnh sát. Cô bị cấm liên lạc với Đại sứ quán Hoa Kỳ và bị áp giải lên chuyến tàu đưa cô trở lại Bắc Kinh, theo hãng tin AP.
Đây là những động thái mới nhất trong giai đoạn căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với chính sách đối ngoại hung hăng của Bắc Kinh, việc ngược đãi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và đại dịch virus corona đang diễn ra.
Quan chức Mỹ nói về Đài Loan thời kỳ hậu COVID
Phái đoàn Séc, do Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil dẫn đầu, đã tập hợp với các quan chức Đài Loan và các đặc phái viên nước ngoài bao gồm có Mỹ ở Đài Bắc hôm thứ Sáu (4/9) để kêu gọi định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu, đang bị lung lay bởi đại dịch, theo Taiwan News.
Brent Christensen, Giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) nhận xét: “Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia hoặc nhà cung cấp các nguyên liệu quan trọng như vật tư y tế và dược phẩm đầu vào cho các ngành quan trọng chiến lược. Ông cho biết Đài Loan sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời kỳ hậu COVID khi nhiều quốc gia đang tìm kiếm các đối tác sản xuất thay thế cho Trung Quốc.
Ông Christensen cho biết: “Trong tám tháng qua, AIT đã làm việc với các đối tác trong chính phủ, các ngành công nghiệp và học viện Đài Loan để tìm hiểu cách thức chúng ta có thể làm việc cùng nhau trong việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng. Hoa Kỳ muốn tăng cường quan hệ kinh tế song phương, và coi việc định hướng lại công nghệ và chuỗi cung ứng sản phẩm y tế như các việc ưu tiên hàng đầu”, ông Christensen nói thêm, đề cập đến cuộc Đối thoại Kinh tế và Thương mại với Đài Loan mới được công bố.
Ông Trump công bố thỏa thuận mang tính lịch sử giữa Serbia và Kosovo nhằm bình thường hóa hoạt động kinh tế
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu thông báo Serbia và Kosovo đã đạt được một thỏa thuận “đột phá” để bình thường hóa quan hệ kinh tế hơn một thập kỷ sau khi Kosova tuyên bố tách rời khỏi Serbia và trở thành một quốc gia độc lập, theo Daily Caller.
Ông Trump đã ra thông báo này trong chuyến thăm chung tới Nhà Trắng của Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và Thủ tướng Kosovo Avdullah Hoti.
“Hôm nay, tôi vui mừng thông báo về một cam kết mang tính đột phá khác,” ông Trump nói trong một tuyên bố đi kèm cuộc họp. “Serbia và Kosovo từng cam kết bình thường hóa kinh tế. Sau một lịch sử bạo lực và bi thảm và nhiều năm đàm phán thất bại, chính quyền của tôi đã đề xuất một cách thức mới để giảm chia rẽ. Bằng cách tập trung vào kiến tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế, hai nước đã có thể đạt được bước đột phá thực sự về hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực”.
(Theo dkn.tv)