Tổng thống Biden và Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình (ảnh: Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ).
QUỐC TẾ - Sáng ngày 2/4, giờ Miền Đông Hoa Kỳ, Tổng thống Biden đã có cuộc điện thoại với Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. Thông cáo báo chí của Tân Hoa Xã lại đánh bóng, thoạt nhìn có vẻ như ông Tập đang “dạy” cho ông Biden một bài học, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, ĐCSTQ đang có dấu hiệu suy yếu và gần như không thể chống chọi được.
Chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa – Vương Hách (王赫) đã có bài viết giải thích ba điểm liên quan đến kết luận này. Sau đây là những nội dung chính trong bài viết của ông.
Thứ nhất, tại sao ông Tập Cận Bình nhấn mạnh vấn đề nhận thức chiến lược luôn là “nút thắt đầu tiên” trong quan hệ Trung – Mỹ cần phải giữ chặt? Đó là bởi vì kế hoạch mang tính chiến lược kéo dài gần thế kỷ của ĐCSTQ nhằm lừa dối Hoa Kỳ đã hoàn toàn thất bại, Bắc Kinh vô cùng lo lắng nhưng lại không thể làm gì.
Một trong những ý nghĩa của kế “Thượng binh phạt mưu” trong binh pháp Tôn Tử là nhằm gây ảnh hưởng, thay đổi hoặc thậm chí kiểm soát lối suy nghĩ của đối phương, khiến đối phương đưa ra những phán đoán chiến lược sai lầm. Về vấn đề này, ĐCSTQ từ lâu đã áp dụng để thực hiện chiến lược lừa dối chống lại Hoa Kỳ. Vào tháng 10 năm 2020, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert C. O’Brien đã từng viết một bài báo nói rằng “lỗi lầm lớn nhất của chính sách ngoại giao Mỹ từ những năm 1930 trở đi”, một “sai lầm” không thể sai hơn, đó là đánh giá sai Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chuyên gia Vương Hách dẫn chứng rằng, cuốn sách “Sao đỏ trên Trung Quốc” (Red Star Over China) của Edgar Snow những năm 1930 là tác phẩm đỉnh cao của ĐCSTQ trong “âm mưu” chống lại Hoa Kỳ. Nó đã ảnh hưởng lớn đến chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ và khiến Hoa Kỳ phản đối việc “đánh mất Trung Quốc”. “Cách mạng văn hóa” đã tàn phá Trung Quốc và “Sự cố ngày 13 tháng 9” năm 1971 đã đẩy Mao Trạch Đông và ĐCSTQ vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có, tuy nhiên, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon vào năm 1972 đã mang lại cho Bắc Kinh một cơ hội khác. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và Chiến tranh Lạnh kết thúc, ĐCSTQ đã khiến Hoa Kỳ tưởng tượng rằng “việc Trung Quốc trở nên tự do hơn chỉ là vấn đề thời gian”. Chỉ sau khi Tổng thống Trump lên nắm quyền vào năm 2017, sương mù do ĐCSTQ giăng ra mới được xua tan.
Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc phản đối việc định nghĩa quan hệ Trung-Mỹ là “cạnh tranh”? Tại sao lần này ông Tập Cận Bình lại nói về “ưu tiên hòa bình”, “ưu tiên ổn định” và “niềm tin là nền tảng”? Trên thực tế, họ vẫn muốn tiếp tục đánh lừa Mỹ về mặt chiến lược. Hiện nay, Hoa Kỳ hiện đang thức tỉnh sau giấc mơ của mình, nhưng ĐCSTQ vẫn chìm trong giấc mơ cũ.
Thứ hai, khi nói đến vấn đề Đài Loan, Hoa Kỳ có lợi thế chiến lược toàn diện, và ĐCSTQ chỉ có một cách để đe dọa: “chó cùng rứt giậu”
Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan là đồng thời vừa kiềm chế độc lập của Đài Loan vừa ngăn chặn Trung Quốc thực hiện tấn công quân sự vào Đài Loan. Trong thời kỳ của Tổng thống Đài Loan Trần Thuỷ Biền, Mỹ tập trung vào mục tiêu đầu tiên. Trong thời kỳ của bà Thái Anh Văn, Mỹ lại tập trung chuyển sang mục tiêu thứ hai. Và điều này hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi lịch sử trong chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc.
Ông Lại Thanh Đức với phương châm “Công nhân độc lập thực tế của Đài Loan” sẽ nhậm chức vào tháng tới. Đây thực chất là một thất bại lớn của chính sách “một quốc gia, hai chế độ” do chính quyền Trung Quốc đề xuất vào đầu năm 2019. Trước cuộc bầu cử Đài Loan năm 2024, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang cạnh tranh khốc liệt một cách công khai triển và bí mật. Tuy nhiên, chính quyền ông Biden không muốn khiêu khích Bắc Kinh “rứt giậu” và đã đưa ra các tuyên bố nhằm bảo vệ danh dự của Trung Quốc. Chẳng hạn, một mặt, vài giờ trước khi cuộc bỏ phiếu của Đài Loan bắt đầu, Washington cảnh báo rằng sự can thiệp nào của “bất kỳ quốc gia nào” vào cuộc bầu cử là “không thể chấp nhận”; mặt khác, sau khi Đảng Dân chủ Tiến bộ giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, vào ngày 13 tháng 1, ông Biden nói thêm: “Chúng tôi không ủng hộ sự độc lập [của Đài Loan]”.
Trên thực tế, Mỹ đã và đang tích cực ứng phó trước khả năng bùng nổ chiến tranh ở eo biển Đài Loan. Ví dụ: vào ngày 11 tháng 3, ngân sách của chính quyền ông Biden cho năm tài chính 2025 lần đầu tiên liệt kê riêng “viện trợ quân sự cho Đài Loan”. Một ví dụ khác, vào ngày 14 tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Khâu Quốc Chính ám chỉ rằng quân đội Hoa Kỳ đang huấn luyện quân đội Đài Loan trên các hòn đảo xa xôi của Đài Loan như Kim Môn. Trang tin quân sự Mỹ SOFREP trước đó đưa tin Mỹ đã khởi xướng hợp tác quân sự lớn với Đài Loan, bao gồm cả việc khai triển Lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ để tham gia các hoạt động huấn luyện đang diễn ra tại Đài Loan.
Trong cuộc nói chuyện lần này với ông Biden, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng vấn đề Đài Loan là lằn ranh đỏ không thể vượt qua trong quan hệ Trung-Mỹ, nhưng đây chỉ là những lời nói cũ rích, người Mỹ đã nghe những lời đó hàng nghìn lần. Thái độ thực sự của Mỹ là: Nếu bạn thực sự muốn tấn công Đài Loan, hãy thử xem! Mỹ rõ ràng hiểu rõ cách sử dụng sức mạnh để nói chuyện. Sự khác biệt giữa Trung-Mỹ là rõ ràng và thực tế. Đảng Cộng sản Trung Quốc có vẻ mạnh mẽ bên ngoài nhưng yếu đuối bên trong.
Thứ ba, ĐCSTQ sợ nhất là Mỹ bị “kẹp cổ” về công nghệ.
Điểm quan trọng trong thông cáo báo chí của Tân Hoa Xã là đoạn ông Tập Cận Bình nói: “Hoa Kỳ liên tục áp đặt các biện pháp đàn áp kinh tế, thương mại và công nghệ đối với Trung Quốc, danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc bị trừng phạt ngày càng dài. Điều này không phải là loại bỏ rủi ro mà là tạo ra rủi ro… Nếu Hoa Kỳ nhất định muốn đàn áp sự phát triển công nghệ cao của Trung Quốc và cướp đoạt quyền phát triển hợp pháp của Trung Quốc, chúng tôi cũng sẽ không ngồi im nhìn”.
Điều này vạch trần điểm yếu lớn nhất và nỗi sợ hãi thực sự của ĐCSTQ. Nếu nói về vấn đề eo biển Đài Loan, Bắc Kinh vừa “giả vờ làm” và “làm giả vờ”, thực giả phức tạp; thì khi nói đến vấn đề kinh tế, thương mại và công nghệ, Bắc Kinh đang thực sự hoảng loạn. Trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều để “xây dựng một đất nước hùng mạnh về công nghệ” và mong muốn “tự lực cánh sinh và tự chủ bằng khoa học công nghệ trình độ cao”, nhưng hiện thực thì rất xa so với mong đợi. Chỉ riêng với lĩnh vực vi mạch, Mỹ đã “bóp nghẹt” Trung Quốc. Nếu không có sự hỗ trợ từ Mỹ, bản thân ĐCSTQ không có niềm tin rằng mình có thể xây dựng được một “cường quốc công nghệ”.
Hoa Kỳ biết rất rõ điểm yếu của Bắc Kinh nằm ở đâu. Theo tuyên bố của Toà Bạch Ốc, Hoa Kỳ không có kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất cảng công nghệ cao sang Trung Quốc. Ông Biden nói với ông Tập rằng mình sẽ “tiếp tục đưa ra các quyết định cần thiết để ngăn chặn việc sử dụng các công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ theo những cách gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ”. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ không do dự trong việc “tách rời và cắt đứt” trong lĩnh vực công nghệ. Điểm mấu chốt thực sự của cuộc đối đầu Mỹ-Trung là ở đây. Ông Tập Cận Bình cũng đã hiếm khi có phát ngôn mạnh mẽ như “[chúng tôi] cũng sẽ không ngồi im nhìn”. Nhưng nó chỉ cho thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị tổn thương, nhưng không có biện pháp phản công, chỉ có thể tỏ thái độ qua lời nói mạnh mẽ.
Kết luận
Cuộc điện đàm lần này giữa hai ông không phải được tổ chức đột ngột mà đã được chuẩn bị từ lâu. Từ ngày 26 -27 tháng 1, Bộ trưởng ngoại giao hai nước là Vương Nghị và Sullivan đã có cuộc hội đàm tại Bangkok kéo dài hai ngày và kéo dài hơn 10 giờ. Sau cuộc gặp, Toà Bạch Ốc tuyên bố Hoa Kỳ và Trung Quốc đang sắp xếp một cuộc điện đàm khác giữa ông Tập Cận Bình và ông Biden. Ngày 27/3, ông Kurt Campbell, tân Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đã có cuộc điện đàm với Mã Triêu Húc, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Phía Mỹ cho biết ông Campbell nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đài Loan, Biển Đông và Bán đảo Triều Tiên, và bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của Nga. Tất cả những chủ đề chính của cuộc gặp giữa hai ông Biden và Tập Cận Bình đã được trao đổi trong cuộc gọi này. Cuộc điện đàm giữa hai ông Biden và Tập Cận Bình lần này không có nhiều điểm mới, mà hơn hết là một màn biểu diễn ngoại giao, mỗi bên đều đạt được những gì mình mong muốn. Tuy nhiên, về tổng thể, Bắc Kinh đã rất bị động.
(Theo dkn.tv)