Nhãn hiệu Twitter trước Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) năm 2020 tại Trung tâm Hội nghị Las Vegas ở Las Vegas, Nevada, vào ngày 5/1/2020. (Robyn Beck/AFP qua Getty Images)
Nhiều nguồn tin đã xác định, các chiến dịch truyền thông xã hội theo kiểu du kích là một phần của chiến lược tận dụng các mô tả truyền thông tiêu cực về Hoa Kỳ để “bôi nhọ” vị thế của quốc gia này trong nước và quốc tế.
Trong một báo cáo vào tháng Tám của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), nhóm nghiên cứu đã xác định một loạt các chiến dịch “thiếu tinh tế” trên Twitter và Facebook cố gắng làm gia tăng những căng thẳng sắc tộc và khuấy động những lời chỉ trích về việc xử lý sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán, cũng như nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump ở Hoa Kỳ.
ASPI nhấn mạnh trong báo cáo rằng các chiến dịch này dường như đang bắt chước các cuộc tấn công bóp méo thông tin lớn hơn, được nhà nước hậu thuẫn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường áp dụng tại Hoa Kỳ để tấn công các nhóm như các học viên Pháp Luân Công và đoàn nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun).
Pháp Luân Công và Thần Vận vốn từ lâu đã là mục tiêu của những chiến dịch đe dọa và bức hại của ĐCSTQ.
Các nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất như Twitter, Facebook, Youtube đang cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phổ biến tuyên truyền sai lệch tới người dùng Mỹ. (Ảnh: Getty Images)
Theo bản phân tích được thực hiện từ tháng 2/2020 đến tháng 8/2020, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khoảng 200 đến 300 tài khoản Twitter tuyên truyền một số nội dung truyền thông có chọn lọc, mô tả “những tuyên truyền gây chia rẽ hoặc tiêu cực về Hoa Kỳ”.
“[Những nội dung] này bao gồm việc nhấn mạnh vào những căng thẳng sắc tộc, tăng cường chỉ trích về cách thức [chính quyền] Hoa Kỳ xử lý cuộc khủng hoảng [COVID-19] cũng như các vụ bê bối chính trị và cá nhân liên quan đến Tổng thống Donald Trump,” báo cáo nêu rõ.
“Tuy nhiên, không có dấu hiệu rõ ràng nào về khuynh hướng đảng phái trong chiến dịch này. Tổng thống Trump dường như bị chỉ trích với tư cách là một nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ hơn là một ứng cử viên tổng thống", bản báo cáo tiếp tục phân tích.
Tài liệu này cũng phát hiện một số tài khoản đã bị xóa, chứng tỏ số lượng tài khoản được triển khai cho chiến dịch này trên thực tế cao hơn nhiều. Không có mối liên hệ trực tiếp rõ ràng nào với một tác nhân dựa trên trạng thái có thể được xác định.
Trên Twitter, nhiều tài khoản cũng được xác định là nữ nhưng thiếu ảnh hồ sơ và mô tả.
Hơn nữa, nhóm ASPI có thể nhận ra rằng nhiều người dùng là người gốc Trung Quốc, thông qua kiểu phông chữ được sử dụng, cũng như các cấu trúc tiếng Anh trúc trắc thiếu chính xác được các tài khoản này sử dụng trong các nhận xét.
Các tài khoản này sẽ “đăng lại” hoặc chia sẻ những nội dung có sẵn, đôi khi kèm thêm bình luận. Trong một số trường hợp, các tài khoản sẽ phản hồi các bài đăng từ các nhà lãnh đạo chính trị.
Ví dụ: vào ngày 3/6, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đăng một bình luận liên quan đến cuộc họp với các chính phủ Úc, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh. Cuộc họp thảo luận về các vấn đề gồm có luật an ninh quốc gia của Hong Kong và Iran.
Ngoại trưởng Mike Pompeo trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, trên Capitol Hill ở Washington, vào ngày 28/2/2020. (Mark Wilson / Getty Images)
Một tài khoản tên “Sonia Mason” đã trả lời rằng: “Chính quyền ông Trump đã đi xa đến mức hy sinh mạng sống của chúng tôi để trở lại làm việc nhằm làm cho chỉ số Dow Jones có vẻ tốt…”
ASPI trước đây đã báo cáo rằng Bắc Kinh đang hỗ trợ một chiến dịch bóp méo thông tin toàn cầu có tầm cỡ để “định hình, quản lý và kiểm soát các thông tin" có hại cho ĐCSTQ.
Báo cáo tháng Sáu cho thấy trong hơn 15 tháng, ĐCSTQ đã huy động 23.750 tài khoản Twitter để truyền tải 345.608 bài đăng, tất cả đều được thực hiện trong giờ hành chính của Bắc Kinh.
Tất cả các bài đăng đều nhằm mục đích gây tác động đến 4 nội dung chính: cách thức Bắc Kinh xử lý đại dịch virus Corona Vũ Hán; cuộc biểu tình ở Hong Kong; chiến dịch bôi nhọ việc xử lý đại dịch của Đài Loan; và thúc đẩy những lời gièm pha về tỷ phú Trung Quốc thẳng thắn Quách Văn Quý (Guo Wengui).
Những người ủng hộ dân chủ xô xát với cảnh sát chống bạo động tại một cuộc biểu tình ở quận Causeway Bay, Hong Kong, vào ngày 27/5/2020. (Anthony Kwan / Getty Images)
Vào ngày 16/6, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne trong một bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Úc đã cảnh báo về một “bệnh dịch thông tin” và trích dẫn một báo cáo của Ủy ban Châu Âu cho thấy, Bắc Kinh và Moscow là thủ phạm chính thực hiện các chiến dịch bóp méo thông tin có mục tiêu nhằm “phá hoại cuộc tranh luận dân chủ … Và cải thiện hình ảnh của chính họ trong bối cảnh COVID-19”.
(Theo ntdvn.com)