Những người đàn ông ngồi và nằm bên ngoài những chiếc lều và nơi trú ẩn dựng tại trường trung học Hasahisa vào ngày 10 tháng 7 năm 2023, nơi đã được biến thành một trại tạm bợ để làm nơi ở cho những người di tản trong nước chạy trốn bạo lực ở Sudan bị chiến tranh tàn phá. Sudan, quốc gia đang bị xung đột tàn phá, đang trên bờ vực của một "cuộc nội chiến toàn diện" có thể gây bất ổn cho toàn khu vực, Liên hợp quốc cảnh báo hôm 9/7, sau khi một cuộc không kích vào khu dân cư khiến khoảng hai chục dân thường thiệt mạng. (Ảnh của AFP) (Ảnh của AFP, qua Getty Images) Nguồn: Getty /AFP, qua Getty Images

 

Liên Hiệp Quốc được biết, bạo lực tình dục đang xảy ra ở Sudan với quy mô kinh khủng. Ngoài ra cuộc chiến ở vùng Darfur, đang khơi lại những vết thương cũ về căng thẳng sắc tộc, có thể nhấn chìm đất nước này.

 

Hơn một trăm ngày kể từ khi giao tranh nổ ra ở Sudan, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhóm họp, để thảo luận về các giải pháp tiềm năng cho cuộc xung đột.

 

Giới chức cứu trợ cao cấp của Liên Hiệp Quốc, là Edem Wosornu, nói rằng, dân thường Sudan đang phải chịu đựng rất nhiều.

 

Edem Wosornu nói "Hơn 4 triệu người đã rời bỏ nhà cửa, 3.2 triệu người phải di dời trong nước và gần 900 ngàn người đã vượt biên giới sang Chad, Ai Cập, Nam Sudan và các nước khác".

"Những câu chuyện đáng báo động về bạo lực tình dục mà tôi nghe được từ những người đã chạy trốn đến Port Sudan, chỉ là một phần nhỏ trong số những câu chuyện được lặp đi lặp lại ở quy mô ghê tởm, từ các điểm nóng xung đột trên khắp đất nước”.

 

Được biết Lực lượng Vũ trang Sudan và nhóm bán quân sự được gọi là Lực lượng Hỗ trợ Nhanh, đều tuyên bố đạt được những bước tiến quân sự trong những ngày gần đây, nhưng không có dấu hiệu đột phá.

 

Phụ tá Tổng Thư Ký LHQ tại châu Phi, bà Martha Akyaa Pobee nói rằng, các bên đối địch đã gây ra đau khổ khủng khiếp cho người dân trong khu vực Darfur.

Bà Martha Akyaa Pobee nói "Cuộc chiến ở Darfur tiếp tục khơi lại những vết thương cũ, về căng thẳng sắc tộc của các cuộc xung đột trong quá khứ trong khu vực".

"Bạo lực tàn bạo đã trải qua ở El Geneina và Sirba, là những ví dụ đặc biệt về tình trạng này".

 

Nhóm Lực lượng Hỗ trợ Nhanh đã bác bỏ cáo buộc cưỡng hiếp của các thành viên.

 

Tổ chức này nói rằng những tuyên bố này đang được thúc đẩy bởi những người ủng hộ chế độ của cựu tổng thống Omar al-Bashir.

 

RSF cho biết họ sẵn sàng hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra độc lập nào.

 

Đại sứ Sudan tại Liên Hiệp Quốc, ông Al-Harith Idriss Mohamed, nói rằng quân đội không chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo.

Ông Al-Harith Idriss Mohamed nói "Lực lượng Vũ trang Sudan SAF không liên quan đến bất kỳ bạo lực tình dục hoặc giới tính nào và bên liên quan đến hành động tàn bạo này rất nổi tiếng".

"Trên thực tế, SAF đang bảo vệ những công dân bị buộc phải di dời và nhân tiện nếu điều này xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào của bạn, hãy cho tôi biết phản ứng của bạn sẽ là gì?".

"Bạn có bất lực đứng nhìn những dân quân đó hãm hiếp phụ nữ của bạn và cướp bóc tài sản của bạn, trong khi không làm gì không? Hay sẽ bố trí lực lượng vũ trang của mình để bảo vệ?".

 

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, đã bày tỏ sự hoài nghi.

 

Đại sứ Linda Thomas-Greenfield nói "Nó ở khắp nơi trên đất nước. Chúng tôi đã thấy loại bạo lực này được gây ra bởi cả hai bên, vì vậy không có người vô tội ở đây".

 

Hoa Kỳ đã mong đợi vị đại diện đặc biệt của Tổng thư ký tại Sudan, Volker Perthes, để báo cáo với Hội đồng Bảo an.

 

Vi Đại sứ của Hoa Kỳ đã chỉ trích sự vắng mặt của ông.

 

Đại sứ Linda Thomas-Greenfield nói "Bây giờ chúng ta biết rằng, chính phủ Sudan đe dọa sẽ chấm dứt sứ mệnh của Liên Hiệp Quốc tại Sudan, nếu Đại diện LHQ tham gia vào cuộc họp báo này và điều đó thực sự thái quá và tôi đã đưa ra quan điểm đó trong Hội đồng".

"Không một quốc gia nào có thể bắt nạt một người dân thường nào phải im lặng, chứ đừng nói đến Liên Hiệp Quốc".

 

Phó Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, bà Anna Evstigneeva, cáo buộc các nước phương Tây can thiệp vào các tiến trình chính trị nội bộ của Sudan.

 

Đại sứ Anna Evstigneeva nói "Các nước phương Tây với sự hỗ trợ của Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Sudan, ông Volker Perthes, người đã mất lòng tin của người Sudan, đã tích cực can thiệp vào tiến trình chính trị nội bộ Sudan và đã áp đặt lằn ranh đỏ một cách vô trách nhiệm đối với các bên".

"Do đó, họ chịu trách nhiệm về sự thất bại của tình hình trong nước".

"Trước tình hình phát sinh liên quan đến sự hiện diện của Liên Hiệp Quốc tại nước này, chúng tôi hiểu được quyết định của chính quyền Sudan".