Tàu chở thủy quân lục chiến Mỹ vào cập bờ Trung tâm Huấn luyện Giáo dục Hải quân, Philippines trong một cuộc tập trận năm 2019. (Nguồn: US Navy)

 

 

 

 

 

Giới quan sát đánh giá việc Mỹ và Philippines khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (The Philippines–United States Visiting Forces Agreement - VFA) ký năm 1998, cho phép triển khai binh sĩ và thiết bị quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Philippines, sẽ gia tăng sức ép lên các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông và Eo biển Đài Loan.

 

 

 

Các ý kiến cho rằng, với thỏa thuận trên, Mỹ có thể hỗ trợ quân sự cho các đồng minh, cũng như coi VFA là sức ép trực tiếp với Bắc Kinh nhờ khả năng hiện diện thường trực tại những điểm nóng trong khu vực.

 

 

Ông Chen Xiangmiao – chuyên gia của Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Biển Hoa Nam (Biển Đông) nhận định: “Các căn cứ quân sự của Philippines có vai trò quan trọng trong nỗ lực của Mỹ nhằm kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất”.

 

 

Lâu nay, Mỹ luôn dùng chiến lược chuỗi đảo thứ nhất, gồm các đảo từ Nhật Bản tới bán đảo Malay, để cắt đường tiếp cận của Hải quân Trung Quốc với khu vực phía Tây của Thái Bình Dương.

 

 

Nhờ VFA, Mỹ có thể sử dụng 5 căn cứ ở Philippines nên ông Chen cho rằng Washington sẽ tìm cách “mở rộng liên tục” các căn cứ, vốn rất trọng yếu cho khả năng hiện diện quân sự ở Đông Nam Á.

 

 

Ông Chen nói thêm: “Quan hệ quân sự giữa Mỹ và Philippines bị ảnh hưởng dưới thời ông Donald Trump, và hiện Tổng thống Joe Biden đang tìm cách khắc phục. Tôi nghĩ Mỹ cũng sẽ viện trợ quân sự cho Philippines và giúp Hải quân nước này nâng cao năng lực”.

 

 

Trong khi đó, ông Zhang Xiangjun, chuyên gia về luật biển tại Đại học Phúc Châu, cho rằng Mỹ đang muốn quay trở lại vấn đề với Đài Loan bằng việc khôi phục VFA.

 

 

Bà nhận định: “Nếu Bắc Kinh tìm cách lấy lại Đài Loan bằng vũ lực trong tương lai, Mỹ có thể can thiệp bằng lực lượng hiện diện trong khu vực, vì Philippines cách không xa Đài Loan”.