Vấn đề chủ quyền của Đài Loan cũng được các giới đưa ra thảo luận một lần nữa. (Ảnh getty)

 

 

Mấy ngày trước, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã nói rằng, thành phố Đài Bắc có nhiều "nhà hàng Trung Quốc", vì vậy nó là một phần của Trung Quốc. Nó đã bị tất cả các giới bác bỏ, và vấn đề chủ quyền của Đài Loan cũng được các giới đưa ra thảo luận một lần nữa.

 

Bà Hoa Xuân Oánh đã đăng trên Twitter vào ngày 7/8 rằng có 38 nhà hàng bánh bao Sơn Đông và 67 nhà hàng mì Sơn Tây ở thành phố Đài Bắc. “Vị giác sẽ không nói dối, Đài Loan luôn là một phần của Trung Quốc”. Bà cũng nhấn mạnh rằng Đài Loan cuối cùng sẽ “trở lại” chế độ ĐCSTQ.

 

Ông Akio Yaita, giám đốc chi nhánh Đài Bắc của hãng truyền thông Nhật Bản "Sankei Shimbun", đã thẳng thừng tuyên bố trong bài đăng trên Facebook của mình rằng, thật nực cười khi một nhà ngoại giao chuyên nghiệp lại sử dụng logic vô lý như vậy để tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cho đất nước.

--

Ông Akio Yaita cho biết: “Là một người Nhật Bản đã sống ở Đài Bắc hai năm rưỡi, tôi chưa bao giờ cảm thấy có nhiều nhà hàng Trung Quốc ở Đài Bắc. Tôi chưa bao giờ đến 38 nhà hàng bánh bao Sơn Đông, và 67 nhà hàng mì Sơn Tây mà bà Hoa Xuân Oánh đã đề cập. Ngược lại, tôi cảm thấy rằng có rất nhiều nhà hàng ramen (mì), nhà hàng sushi và izakaya (quán rượu) Nhật Bản ở thành phố Đài Bắc”. 

Ông nói: “Nhưng tôi biết rằng sẽ không bao giờ có bất kỳ người Nhật bình thường nào nghĩ rằng, có rất nhiều nhà hàng Nhật Bản ở Đài Loan, nên Đài Loan thuộc về Nhật Bản’".

 

Ông Yaita Akio chỉ ra rằng, sau khi ông kiểm tra, có hơn 9.000 nhà hàng Trung Quốc ở Tokyo. Tỷ lệ này phải nói là cao nhất trong số các thành phố lớn trên thế giới. Nếu một ngày nào đó trong tương lai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc có thể quyết định trật tự quốc tế, e rằng thủ đô của Nhật Bản sẽ lập tức trở thành của chính quyền ĐCS Trung Quốc.

 

Ông Akio Yaita nhấn mạnh rằng, bà Hoa Xuân Oánh có thể đã vắt óc tìm ra cách kết nối Đài Loan và chính quyền Bắc Kinh thông qua ẩm thực. Nhưng tôi cho rằng, với cách nói của bà Hoa Xuân Oánh này, thì thế giới bên ngoài không nên coi là một trò đùa hay những lời nói bất cẩn. Bởi “chủ quyền” liên quan mật thiết đến tính mạng, tài sản của hàng chục triệu cư dân và bản sắc dân tộc, là việc lớn với nhiều người và người dân địa phương, là sự việc lớn tày trời.

 

Theo Thời báo Tự do, nhà lập pháp Quốc dân đảng Trần Dĩ Tín đã viết cho Washington Post vào ngày 4 tháng 8, phản đối việc Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Tần Cương, tuyên bố rằng, theo Tuyên bố Cairo, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có chủ quyền đối với Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan.

 

Trần Dĩ Tín nói rằng, "Tuyên bố Cairo" nói rằng, "lãnh thổ mà Nhật Bản đã đánh cắp từ Trung Quốc, chẳng hạn như bốn tỉnh đông bắc, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, phải được trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc", mà chính phủ của Trung Hoa Dân Quốc đến nay vẫn tồn tại ở Đài Loan.

 

Trần Dĩ Tín nhấn mạnh rằng thuật ngữ "Trung Hoa Dân Quốc" trong tuyên bố sẽ không bao giờ bị "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" chiếm hữu, đặc biệt là vì ĐCSTQ chưa bao giờ cai trị Đài Loan trong lịch sử. Ông nói rằng ĐCSTQ đã sử dụng những nhận thức sai lầm, và chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan như một cái cớ để hợp lý hóa hành động liều lĩnh phóng tên lửa qua Đài Loan, từ đó phá hủy hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan, nơi có vị trí trung tâm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

 

Chân tướng chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc

Theo bản tin của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, tờ Bưu điện Washington đã đăng một đoạn ý kiến ​​của ông Tần Cương với tiêu đề "Tại sao Trung Quốc phản đối chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi". Trong bài báo tiếng Anh này, Tần Cương đã nhắc lại giọng điệu của chính quyền Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan, và tuyên bố ở đầu bài báo rằng “Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể xâm phạm của Trung Quốc kể từ 1800 năm trước”. Đây là một tuyên bố sai lầm không phù hợp với sự thật lịch sử.

 

Cựu Sĩ quan Ngoại giao Quân đội Hoa Kỳ John Sullivan, người nghiên cứu các tài liệu quân sự cổ đại của Trung Quốc, đã chỉ ra rằng, cách nói của ông Tần Cương có thể bắt nguồn từ cuộc tiếp xúc đầu tiên với Đài Loan trong sử sách vào thời Đông Hán và thời Tam Quốc vào năm 229. Vào thời điểm đó, Trung Quốc vẫn còn trong thời kỳ “Tam Quốc”, Hoàng đế Đông Ngô Tôn Quyền sai quân đội ra biển, đến thăm "Di Châu" (được các nhà sử học xác định là Đài Loan ngày nay). Tuy nhiên, điều này vẫn còn gây tranh cãi. Và trong mọi trường hợp, chuyến thăm đó không khiến nơi này nằm dưới quyền thống trị (của Đông Ngô).

 

Sullivan nhấn mạnh rằng, trong cuốn sách "Lịch sử Trung Quốc của Cambridge", ghi chép về chuyến thăm của quân đội Tôn Quyền đến Di Châu rằng: "Nó (cuộc thám hiểm đến Di Châu) không mang lại nhiều kết quả". Sullivan nói: "Không có căn cứ cố định nào được thiết lập, không duy trì bất kỳ phái đoàn thương mại hay ngoại giao nào liên tục”. Vì vậy, cái gọi là “Di Châu” trở thành lãnh thổ của Đông Ngô vào thời điểm đó là điều hoàn toàn không có căn cứ.

 

--

 

Bài báo viết rằng, sự khăng khăng lâu nay của ĐCSTQ rằng "Đài Loan thuộc về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ thời cổ đại" là không đúng. Trên thực tế, sự cai trị của Trung Hoa Dân Quốc đối với Đài Loan bắt đầu từ thế kỷ 17.

 

Đầu tiên, các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đến Đài Loan vào thế kỷ 16 và đặt tên cho nó là "Formosa" (tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là "hòn đảo xinh đẹp"), sau đó các nhà thám hiểm châu Âu đã tạo dựng được chỗ đứng ở Đài Loan là người Hà Lan.

 

Năm 1624, người Hà Lan đối đầu với quân đội của nhà Minh (1368-1644) tại quần đảo Bành Hồ, và buộc phải rút khỏi quần đảo Bành Hồ, thay vào đó, họ chiếm đóng đảo Đài Loan, hòn đảo nằm ngoài bản đồ lãnh thổ của nhà Minh, và chưa được cai trị bởi một chính phủ chính thức. Tại Đài Loan, người Hà Lan thành lập cơ sở của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Hà Lan cai trị Đài Loan trong 38 năm, và thiết lập thể chế hành chính đầu tiên trong lịch sử Đài Loan.

 

Cựu nhà ngoại giao Hà Lan Gerrit van der Wees viết: “Vì vậy, nó (Đài Loan) chưa  bao giờ là một phần của triều đại nhà Minh”.

 

Sau đó, vào năm 1661, Trịnh Thành Công, một trong những đại diện của phe “Phản Thanh phục Minh”, đã dẫn một đội quân gồm 400 chiến thuyền và 25.000 người vượt qua eo biển Đài Loan, đánh đuổi người Hà Lan, chấm dứt sự thống trị của Hà Lan vào năm 1662.

Trịnh Thành Công chấm dứt sự thống trị của Hà Lan vào năm 1662. (Chân dung Trịnh Thành Công - phạm vi công cộng)

 

Sullivan nói rằng, Hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh đã sai quân đội nhà Thanh đánh chiếm hòn đảo bằng vũ lực vào năm 1683, khiến những người trung thành với nhà Minh không thể sử dụng Đài Loan làm căn cứ hoạt động phản Thanh phục Minh. Sullivan chỉ ra rằng: “Nhưng ngoài chức năng này, nó (Đài Loan) chưa bao giờ được nhà Thanh coi là có ý nghĩa chiến lược”. Năm 1683, Hoàng đế Khang Hy cũng nói rõ rằng: “Đài Loan không thuộc lãnh thổ đế quốc của chúng tôi, và có rất ít ảnh hưởng”.

 

Sau khi nhà Thanh cai trị Đài Loan hơn 200 năm kể từ năm 1684, hai năm sau khi Chiến tranh Trung-Pháp kết thúc (1887), Đài Loan chính thức trở thành một tỉnh của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, chính quyền nhà Thanh đã bị đánh bại trong Chiến tranh Trung-Nhật, và ký Hiệp ước Shimonoseki vào năm 1895 để nhượng Đài Loan cho Nhật Bản.

 

Nhà sử học người Anh Bill Hayton chỉ ra rằng, trong thời kỳ cai trị của Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc không có ý nguyện thu phục Đài Loan, và thậm chí sau Cách mạng năm 1911, Đài Loan không được coi là một lãnh thổ trong Hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc mới thành lập, tức là trong “Hiến pháp lâm thời Trung Hoa Dân Quốc” không coi Đài Loan là lãnh thổ, mà đề cập rằng lãnh thổ là hai mươi hai tỉnh, Nội và Ngoại Mông Cổ, Tây Tạng, Thanh Hải, v.v.

 

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông cũng nói với nhà báo Mỹ Edgar Snow rằng: "Nếu người dân Triều Tiên muốn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Nhật Bản, chúng tôi nhiệt liệt ủng hộ họ đấu tranh giành độc lập, và điều tương tự cũng áp dụng cho Đài Loan".

 

Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch, tổng thống Franklin D. Roosevelt và thủ tướng Winston Churchill tại Hội nghị Cairo (Cairo, 25 tháng 11 năm 1943). (Phạm vi công cộng)

 

Tháng 11 năm 1943, do Nhật Bản lúc bấy giờ bại trận, Hoa Kỳ, Trung Hoa Dân Quốc và Anh cùng ký "Tuyên bố Cairo", và chỉ sau đó các khu vực bị Nhật Bản chiếm đóng, chẳng hạn như bốn tỉnh đông bắc, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, được trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1949, cựu Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch, người thua cuộc trong "Nội chiến Quốc - Cộng", dẫn quân đội chính phủ Quốc dân đảng rút về Đài Loan. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau đó thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Trung Quốc.

(ntdvn.net; Đại Minh - Theo Visiontimes)