Vào ngày 9 tháng Mười năm 2023, Israel tiến hành cuộc không kích vào căn cứ của Hamas ở Gaza. (MAHMUD HAMS/AFP qua Getty Images)

 

1. Nguồn gốc của toàn bộ cuộc xung đột, nói tóm lại là: Người Do Thái công nhận quyền tồn tại của người Ả Rập, trong khi người Ả Rập và thế giới Hồi giáo không công nhận quyền tồn tại của người Do Thái. Đây là cơ bản của cơ bản!

 

 

2. Quyền lập quốc của Vùng đất Israel (còn gọi là Khu vực Palestine) là: Sau Thế chiến thứ hai, người Do Thái được thành lập một nhà nước độc lập. Đây là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của phong trào Phục quốc Do Thái. Người Ả Rập trong khu vực chưa có đóng góp đáng kể nào (trong thế chiến thứ 2), và họ không hài lòng với việc một nửa đất nước bị chia cắt, họ muốn độc chiếm nó.

 

Chủ nghĩa dân tộc của người Palestine phát triển sau năm 1967 do các nước Ả Rập bị Israel đánh bại, dẫn đến khoảng trống quyền lực giữa các quốc gia Ả Rập và Israel.

 

Trước năm 1947, người người Do Thái chống lại người Anh, sau năm 1947, người Do Thái chống lại các nước Ả Rập. Những nỗ lực của người Do Thái không chỉ dẫn đến việc thành lập nhà nước Israel, mà còn tạo cơ hội để Palestine trở thành một nhà nước.

 

 

3. Khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đưa ra nghị quyết phân chia, vấn đề Ả Rập-Israel đã được giải quyết trong khuôn khổ hiệp thương quốc tế. Chính người Ả Rập đã phát động cuộc chiến tranh Trung Đông đầu tiên nhằm tiêu diệt Israel, và cuối cùng đã biến đổi cuộc chiến Ả Rập-Israel này trở thành xung đột giữa Ả Rập-Israel, khiến cho nguyên tắc bạo lực từ đó đã trở thành luật chơi.

 

 

4. Trong Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất, số người tị nạn Do Thái chạy trốn khỏi thế giới Ả Rập, và số người tị nạn Ả Rập chạy trốn khỏi Palestine về cơ bản là ngang nhau, dao động từ 600.000 đến 800.000 người.

 

Israel đã âm thầm tiếp nhận những người tị nạn của mình và nỗ lực rất nhiều để hòa nhập họ vào xã hội Israel vốn do người Do Thái phương Tây thống trị, không chìa tay ra xin cộng đồng quốc tế hỗ trợ, và cũng không đưa vấn đề tị nạn làm điều kiện tiên quyết hiện thực hóa hòa bình.

 

Trái lại, hầu hết các nước Ả Rập, ngoại trừ Jordan, đều nhốt người tị nạn Palestine vào các trại tị nạn, và nghiêm cấm họ hòa nhập với xã hội địa phương, cố tình tạo ra và mở rộng vấn đề người tị nạn Palestine, khiến cộng đồng quốc tế phải gánh chịu gánh nặng vấn đề cuộc sống của những người tị nạn này. Đồng thời, cái gọi là quyền hồi hương của người tị nạn Palestine luôn là trở ngại lớn cho hòa bình giữa Israel và Palestine.

 

 

5. Từ xung đột giữa người Do Thái và người Ả Rập trên vùng đất Israel vào những năm 1920, cho đến khi bắt đầu tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine vào những năm 1990, hầu hết tất cả các đề xuất về chung sống hòa bình đều do người Do Thái đề xuất, và đều bị người Ả Rập bác bỏ, ngoại trừ duy nhất cựu tổng thống Ai Cập Mohamed Anwar al-Sadat.

 

 

6. Jerusalem đã trở thành Thánh địa của đạo Do Thái ít nhất vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên, và nó trở thành Thánh địa của đạo Hồi ngay từ thế kỷ thứ 7 (những người Hồi giáo nguyên thủy cầu nguyện quay mặt về phía Jerusalem thay vì Mecca). Sau các cuộc Thập tự chinh, Jerusalem bị Hồi giáo bỏ rơi trong một thời gian dài, phải đến khi người Do Thái trở về, nơi đây mới trở nên phát triển trở lại.

 

 

7. Từ lệnh ngừng bắn giữa Ả Rập và Israel năm 1948, đến bùng nổ Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, trong 20 năm đó, người Ả Rập đã chiếm đóng một vùng lãnh thổ rộng lớn của người Palestine, trong đó có Đông Jerusalem, lớn hơn so với phần đất mà cộng đồng quốc tế đã trao cho người Palestine thành lập một nhà nước ngày hôm nay, nhưng vẫn không thành lập được quốc gia. Israel không có ảnh hưởng trong khu vực đó trong thời kỳ đó. Vì vậy, việc người Palestine không thành lập được nhà nước không liên quan gì đến Israel.

 

 

8. Người Do Thái đã thành lập nhà nước trên vùng đất này ít nhất ba lần (Vương quốc Israel cổ đại, Vương quốc Maccabees và Israel hiện đại) và thiết lập nền cai trị hiệu quả, nhưng “người Palestine” chưa làm được điều này một lần nào.

 

 

9. Ngày nay, có hơn 1 triệu công dân Ả Rập sống trên mảnh đất nhỏ bé Israel, được hưởng mọi quyền mà hệ thống dân chủ tự do trao cho họ, bao gồm cả quyền tuần hành phản đối và hỗ trợ các nước thù địch trong chiến tranh.

 

Chỉ có vài nghìn người Do Thái sống trên vùng đất Ả Rập rộng lớn, và đại đa số họ sống ở Bắc Phi (các quốc gia tương đối ôn hòa như Tunisia và Maroc), ngay cả ở Tunisia, quốc gia dân chủ hóa thành công nhất, dự thảo hiến pháp cũng quy định rằng, bất kỳ mối quan hệ nào với Israel, hoặc mối quan hệ với người Israel đều là tội lỗi.

 

 

10. Dù trải qua hơn 60 năm chiến tranh, những phát minh, sáng tạo của nền văn minh Israel hiện đại huy hoàng, từ cà chua bi đến bộ nhớ flash máy tính, đang ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của mỗi chúng ta, một đất nước với dân số 8 triệu người đã đóng góp 9 người đoạt giải Nobel. Còn thế giới Ả Rập đã đóng góp gì cho nhân loại trong sáu mươi năm qua?

 

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Trương Bình (Zhang Ping), Tel Aviv ngày 20 tháng 7 năm 2014.

 

(ntdvn.net; Trương Bình – NTD - Thanh Hà biên dịch)

Trương Bình

Tác giả Trương Bình (Zhang Ping) là giáo sư chính thức tại Khoa Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Tel Aviv và là chuyên gia về Israel.