Anthony Albanese tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Ấn Độ (AAP) Nguồn: AAP / MICK TSIKAS/AAPIMAGE

 

QUỐC TẾ - Hội nghị thượng đỉnh G20 nay kết thúc, nhưng việc giải quyết các mối quan ngại được xác định, chỉ mới bắt đầu. Trong bài diễn văn cuối cùng tại hội nghị, Thủ Tướng Anthony Albanese kêu gọi hợp tác kinh tế và duy trì trật tự thế giới dựa trên nền tảng pháp trị.

 

Hội nghị thượng đỉnh G20 kết thúc tại New Delhi, với cam kết nhắm vào tăng trưởng.

 

Đối với Ngoại trưởng Nga, là ông Sergei Lavrov, hội nghị thượng đỉnh G20 đã thành công vì họ tin rằng, trọng tâm là tiến bộ kinh tế cho Nam Bán Cầu, chứ không phải những gì đang xảy ra ở Ukraine.

Ông Sergei Lavrov nói "Các đối tác trong khối BRICS của chúng tôi đặc biệt tích cực, thêm vào Ấn Độ, Brazil và Cộng hòa Nam Phi, phần lớn nhờ vào vị thế vững chắc như vậy của miền Nam bán cầu trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình".

"Việc này có thể ngăn chặn nỗ lực của phương Tây nhằm một lần nữa 'Ukraine hóa' toàn bộ chương trình nghị sự, gây bất lợi cho việc thảo luận về các vấn đề cấp bách của các nước đang phát triển”.

 

Thế nhưng Thủ tướng Úc Anthony Albanese nói rằng, không ai đã hoặc sẽ quên Ukraine.

Ông cho biết, không thể tách rời cuộc xâm lược khỏi các vấn đề kinh tế tại G20.

Ông nói "G20 đã đưa ra một thông điệp đồng thuận mạnh mẽ, về cuộc chiến của Nga ở Ukraine".

"Thông điệp đó là ngôn ngữ rất mạnh mẽ và là ngôn ngữ mạnh mẽ nhất, chưa được cộng đồng quốc tế đồng ý".

"Những tuyên bố đó rất rõ ràng như chúng tôi đã nhấn mạnh, về sự đau khổ của con người và những tác động tiêu cực của cuộc chiến ở Ukraine, liên quan đến chuỗi cung ứng an ninh lương thực và năng lượng toàn cầu, ổn định tài chính vĩ mô, lạm phát và tăng trưởng, điều này đã làm phức tạp môi trường chính sách cho các quốc gia".

 

Được biết cuộc tranh luận cũng tiếp tục nổ ra, về tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh đối với cuộc xâm lược.

 

Phát ngôn viên đối ngoại của phe đối lập Simon Birmingham nói rằng, Ấn Độ xứng đáng được ghi nhận vì đã đạt được một tuyên bố đồng thuận.

 

Ông cho biết điều quan trọng đối với ông Anthony Albanese, là không làm suy yếu uy tín của Úc trên trường quốc tế, thông qua ‘sự tiếp cận quá mức không cần thiết’, trong các bình luận của ông về cuộc chiến.

 

Nhưng Thủ tướng nói rằng, điều đó sẽ không xảy ra.

 

Ông cho biết Úc có một chỗ ngồi trên bàn đàm phán, trong khi các nhà lãnh đạo thế giới tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và duy trì trật tự, dựa trên luật lệ của thế giới.

Ông nói "G20 là một cơ quan quan trọng, chiếm 85% GDP toàn cầu, đó là lý do tại sao những gì xảy ra ở đây lại quan trọng".

"Nó cũng quan trọng ở trong nước, bởi vì chúng ta biết rằng lạm phát là một vấn đề toàn cầu và sự tham gia quốc tế là một phần của giải pháp".

"Cho dù đó là biến đổi khí hậu, tài nguyên năng lượng hay chuỗi cung ứng là một phần của các cuộc trò chuyện này, có nghĩa là Úc sẽ định hình các giải pháp.”

 

Đó là vấn đề kinh tế, mà những người tham dự G20 chuyển sự chú ý của họ sang lãnh vực nầy.

 

Đối với nước Úc có một hy vọng mới rằng, các cuộc đàm phán thương mại bên lề G20 đã có hiệu quả và một thỏa thuận mới có thể sớm đạt được với châu Âu, làm hài lòng cả hai bên.

 

Thủ tướng Anthony Albanese nói "Tôi muốn thấy hiệp định thương mại tự do Úc - EU được giải quyết càng sớm càng tốt".

"Nhưng Úc sẽ chỉ ký kết, như tôi và Don Farrell Bộ trưởng Thương mại đã nói, nếu đó là lợi ích quốc gia của nước Úc".

"Bây giờ những gì trên bàn trước đây, không đáp ứng được tiêu chuẩn đó".

 

Trong khi đó Ngân hàng Thế giới cũng đã tìm thấy một sự nhiệt tình mới, đối với sự thay đổi kinh tế.

 

Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới là ông Ajay Banga nói rằng, ông hy vọng sẽ vạch ra một con đường mới phía trước.

Ông Ajay Banga nói "Ngân hàng Thế giới có rất nhiều việc đang diễn ra trong chương trình cải cách, bắt đầu từ việc xác định lại tầm nhìn của ngân hàng không chỉ tập trung vào nghèo đói, mặc dù điều đó rất quan trọng, mà còn bao gồm một hành tinh có thể sống còn".

"Vì vậy, ý tưởng là xóa đói giảm nghèo trên một hành tinh có thể sống được, bằng cách mở rộng quan điểm của chúng tôi và bao gồm khí hậu, đại dịch và sự mong manh".

"Những điều mà chúng ta đang sống và đan xen với xóa đói giảm nghèo, mà rất khó để tách chúng ra".

"Điều thứ hai mà chúng tôi đang đưa vào đó rất rõ ràng, là sự nhấn mạnh rất lớn về phụ nữ và thanh niên".

 

Những tình cảm đó dường như phù hợp với chương trình nghị sự của Chủ tịch G20 sắp tới, Tổng Thống Lula Da Silva của Brazil, người muốn tập trung vào bất bình đẳng xã hội cũng như các mệnh lệnh kinh tế.

 

Tổng thống Lula Da Silva nói "Nếu muốn tạo ra sự khác biệt, chúng ta phải đặt việc giảm bất bình đẳng vào trung tâm của chương trình nghị sự quốc tế, đó là lý do tại sao nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Brazil có 3 ưu tiên, đó là hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói, chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững".

 

Thế nhưng chính trị vẫn có thể đóng một vai trò xác định.

 

Ngân hàng Thế giới đã ký một thỏa thuận với Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh New Delhi, trong đó tăng cường hợp tác về các nỗ lực phát triển Tây bán cầu, bao gồm bảo tồn rừng nhiệt đới Amazon, khả năng phục hồi thiên tai ở Caribe và tiếp cận kỹ thuật số trên khắp châu Mỹ Latinh.

 

Đối với một số người, đó là về việc Mỹ định hình tổ chức này để hoạt động như một đối trọng, với các khoản vay ở nước ngoài của Trung Quốc.

 

Thế nhưng trong lời tuyên bố, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng những hành động như thế này và bây giờ là chuyến thăm Việt Nam sau G20 của ông, không phải là để chiếm thế thượng phong trước Bắc Kinh.

 

Ông nói rằng, Hoa Kỳ muốn thấy Trung Quốc thành công về kinh tế, nếu họ chơi công bằng.

Ông nói "Trung Quốc đang bắt đầu thay đổi một số luật chơi về thương mại và các vấn đề khác".

"Vì vậy, thực sự những gì chuyến đi này hướng đến, không phải là kiềm chế Trung Quốc".

"Tôi không muốn kiềm chế Trung Quốc, mà chỉ muốn bảo đảm rằng chúng ta có một mối quan hệ với Trung Quốc đang trên đà phát triển".