Apete Vodivodi và Inoke Kasanibui ngồi trên đống đổ nát của một ngôi nhà bị phá bỏ, nơi nước lũ đã từng dâng đến bậc thang trên cùng Nguồn: SBS / Jennifer Scherer

 

 

Biến đổi khí hậu khiến cho ngày càng nhiều người phải rời bỏ nhà cửa, do các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và điều kiện môi trường ngày càng xấu đi. Một số ước tính dự báo, hơn 1 tỷ người có thể phải di dời trên toàn cầu vào năm 2050. Quần đảo Thái Bình Dương nằm trong số những nơi dễ bị tổn thương nhất thế giới, nơi mà việc di dời là lựa chọn duy nhất đối với một số cộng đồng.

 

Chỉ cách thủ đô Suva của Fiji một giờ lái xe về phía đông bắc, dọc theo bờ sông Waimanu, khu đất mà Làng Vuniniudrovu tọa lạc đang biến mất.

 

Apete Vodivodi là trưởng làng cho biết, “20 năm trước, ngôi làng rộng khoảng 80 mét, nhưng giờ chúng tôi chỉ còn lại 40 mét".

"Khi mưa lớn đến thì sẽ có lũ lụt, chúng tôi không thể làm gì được, đất vẫn đang trượt và bị xói mòn”.

 

Được biết Apete lớn lên ở ngôi làng này, với kế hoạch di dời khoảng 25 ngôi nhà lên vùng đất cao hơn, ông quyết tâm cứu lấy nó.

 

Đứng ở bờ sông, ông nhớ lại những thay đổi liên quan đến khí hậu đối với môi trường, mà ông đã chứng kiến trong cuộc đời mình, khi được hỏi.

 

Apete Vodivodi nói, “năm 1989 chúng tôi đã chơi ở đây, chúng tôi đã làm nông ở đây, đến giờ thì đã có sự thay đổi lớn”,

 

Ký giả hỏi, “Lũ lụt tệ đến mức nào?”,

 

Apete Vodivodi nói, “Lũ lụt hiện tại, chỉ tuần trước chúng tôi đã có một trận lũ ở đây khoảng 3 mét, nhưng mỗi lần lũ đến, thì phải tốn tiền”.

 

Theo Thủ tướng Fiji Sitiveni Rabuka, việc di dời một ngôi làng là một tiến trình tốn kém.

 

Sitiveni Rabuka nói, “Việc di dời các ngôi làng không phải là vấn đề quá lớn, mà là chi phí di dời và vật liệu chúng tôi sẽ sử dụng, cũng như các công trình sẽ được xây dựng".

"Chúng phải được xây dựng, để chịu được cơn bão cấp năm hiện nay”.

 

Trong khu vực này, một số nguồn tài trợ đến từ nước ngoài.

 

Inoke Kasanibui, từ Ủy ban Tài nguyên Đất Đai của vùng Vuniniudrovu, nói “Tiến trình di dời này, đang phối hợp chặt chẽ với chính phủ Đức và chính phủ đương nhiệm Fiji, cũng như người dân trong làng".

"Tốt hơn hết là họ nên di dời vì sự an toàn của họ, thảm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đây chỉ là vấn đề cứu mạng người”

 

Có những cảm tưởng nhẹ nhõm, mà một số dân làng sống gần sông cảm nhận được.

 

Một cư dân nói, “Trước đây bờ sông cách chúng tôi rất xa, giờ thì nó ở ngay cạnh nhà chúng tôi. Được di dời thì chúng tôi rất mong chờ điều đó”.

 

Một cư dân khác nói, “Chúng tôi muốn di chuyển ngôi nhà trên đỉnh đồi, để ăn ngon, ngủ yên và mọi thứ phải như vậy”.

 

Tình huống này không phải là trường hợp cá biệt, trên khắp Fiji có hơn 40 ngôi làng được chỉ định di dời, do dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và một số ngôi làng, như Makereta Waqavonovono từ Climate Tok lo ngại rằng, danh sách này sẽ chỉ dài thêm.

 

Climate Tok là một tổ chức của Fiji, hỗ trợ các phương pháp tiếp cận, dựa trên thông tin từ cộng đồng để giải quyết mất mát và thiệt hại, cũng như tình trạng di dời do biến đổi khí hậu.

 

Makereta Waqavonovono nói, “Có hàng trăm ngôi làng sẽ phải nghĩ đến việc di dời".

"Fiji, ít nhất chúng ta còn đất, chúng ta có thể di chuyển lên dốc, hoặc tránh xa bờ biển, những đảo san hô nhỏ, hơn là những đảo phải đối mặt, vì vậy chúng cần phải di chuyển”.

 

Trong khi đó một số dân làng ở khu vực phía bắc Fiji vẫn đang ở trong các trại tạm thời, sau khi nhà cửa của họ bị phá hủy bởi hai cơn bão liên tiếp, gần bốn năm trước.

 

Chính phủ Fiji đã công bố giai đoạn đầu tiên, của kế hoạch tái định cư vào đầu tháng 12/2024.

 

Makereta Waqavonovono nói, “Ngôi làng đó, Nabavatu, khu đất được cho là không an toàn, họ vẫn đang sống trong những chiếc lều đó”.

 

Kết nối với đất đai là một cân nhắc khác, cho việc di dời.

 

Vani Catanasiga, là giám đốc điều hành của Hội đồng Dịch vụ Xã hội Fiji, nói “Đây là quá trình, bạn sẽ phải giải quyết với những người đã bị chấn thương, vì họ sẽ rời khỏi một không gian nơi, các hoạt động văn hóa và ý thức tồn tại của họ đang diễn ra”.

 

Chỉ chiếm 0,02 phần trăm lượng khí thải toàn cầu, những người sống ở Quần đảo Thái Bình Dương đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu.

 

Apete Vodivodi cho biết thêm “Chúng ta phải tham khảo ý kiến của tất cả những người sống gần sông, gần rặng san hô, hoặc gần biển, đã đến lúc phải di chuyển lên trên cao”.

 

Đó là một hành động để giữ cho một ngôi làng được gắn kết và cung cấp một ngôi nhà cho các thế hệ mai sau.

 

 

(Theo SBS)