Có lẽ vì thế mà quốc gia này đã bỏ qua giai đoạn thử nghiệm thứ ba của vắc-xin viêm phổi Vũ Hán khiến dư luận phản ứng.

 

 

Ngày 11/8, Tổng thống Vladimir Putin thông báo, loại vắc-xin do Viện Dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya thuộc Bộ Y tế Nga phát triển đã vượt qua tất cả các thử nghiệm cần thiết, chứng minh hiệu quả và có thể khiến cơ thể người hình thành khả năng miễn dịch liên tục. Ông Putin nói rằng Bộ Y tế Nga đã phê duyệt loại vắc-xin virus Vũ Hán đầu tiên trên thế giới. Bộ trưởng Y tế Nga cho biết, Nga có kế hoạch bắt đầu tiêm chủng hàng loạt vào tháng 10 năm nay.

 

 

Soundofhope trích dẫn thông tin cho biết, ông Putin cho hay rằng một trong những cô con gái của ông cũng đã tham dự các thí nghiệm tiêm chủng loại vắc-xin này. Trong lần tiêm vắc xin đầu tiên, cô sốt nhẹ. Tới ngày hôm sau, nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ hơn bình thường. Lần tiêm thứ hai, cô có sốt một chút sau đó trở lại bình thường. Ông Putin cho biết: “Con bé cảm thấy dễ chịu và trong cơ thể cũng xuất hiện nhiều kháng thể”.

 

 

Putin hiếm khi nói về hai cô con gái của mình Maria Vorontsova và Katerina Tikhonova trước công chúng, thông tin về đời tư của hai cô gái cũng được giữ kín.

 

 

 

Bỏ qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 làm dấy lên nghi ngờ

Nga đã đăng ký sản xuất vắc-xin trước khi giai đoạn thử nghiệm thứ ba được hoàn thành. Điều này làm dấy lên nghi ngờ mạnh mẽ trong và ngoài nước. Bình thường, giai đoạn ba của thử nghiệm sẽ phải kéo dài trong vài tháng, với hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tình nguyện viên tham gia. Điều này có nghĩa là vắc-xin phải được thử nghiệm để xem liệu nó có thể bảo vệ toàn xã hội hoặc những người khỏe mạnh khỏi các bệnh nhiễm trùng tự nhiên hay không.

 

 

Hiệp hội các tổ chức thử nghiệm lâm sàng (ACTO) của các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới ở Moscow, Nga đã thúc giục Bộ Y tế Nga trì hoãn việc phê duyệt vắc-xin cho đến khi giai đoạn ba của thử nghiệm hoàn thành.

 

 

Người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới Tarik Jasarevic nói rằng việc đẩy nhanh tiến độ phát triển vắc xin không thể đánh đổi bằng việc hy sinh tính an toàn và hiệu quả của nó. Ông nói rằng trang web của WHO đang cập nhật thông tin tổng quan về các loại vắc xin ứng cử viên hàng tuần. Tất cả các tiêu chí có thể được tìm thấy trên trang web của WHO và tất cả các ứng viên vắc xin cần được xem xét kỹ lưỡng. Do đó, toàn bộ quy trình đều minh bạch và công khai.

 

 

Michael Ryan, giám đốc hành động ngăn chặn và điều trị COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, 165 loại vắc xin hiện đang trong giai đoạn phát triển, 26 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và 6 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ ba. Trong đó không có loại vắc-xin mới công bố của Nga .

 

 

Tiến sĩ Anthony Fauci, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm người Mỹ, bày tỏ nghi ngờ về sự nghiêm cẩn của Nga và Trung Quốc trong việc phát triển nhanh chóng vắc-xin. Các quan chức y tế châu Âu và Mỹ cùng giới truyền thông đã đặt câu hỏi về tuyên bố của Nga về những tiến bộ đạt được đối với loại vắc-xin virus Vũ Hán mới.

 

 

 

Phát triển vắc xin giống như sự cạnh tranh trong không gian

Nga muốn đứng đầu thế giới trong cuộc chạy đua chế tạo vắc-xin, nước này đã phát triển vắc-xin viêm phổi Vũ Hán đầu tiên trên thế giới với tên là “Sputnik V”, có lẽ không phải là trùng hợp khi nó được đặt theo tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên Trái đất năm 1957. Quỹ tài sản có chủ quyền của Nga (RDIF) cung cấp hỗ trợ tài chính cho việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin lần này. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, chủ tịch quỹ đã thẳng thừng so sánh cuộc chạy đua phát triển vắc-xin với công cuộc chinh phục không gian.

 

 

Tờ Russia Today đưa tin, người đứng đầu quỹ này cho biết đã nhận được yêu cầu từ hơn 20 quốc gia trên thế giới về việc mua 1 tỷ liều vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán của Nga, bao gồm cả Philippines và Việt Nam.

 

 

Nga so sánh việc nghiên cứu, phát riển vắc-xin với cuộc chạy đua trong không gian giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và là lĩnh vực cạnh tranh giữa các cường quốc. Ai phát triển vắc xin trước sẽ có tiếng nói và chủ động. Nga đang chơi ngoại giao vắc xin và muốn phá vỡ sự phong tỏa từ các nước phương Tây như Anh, Mỹ và châu Âu.

(Theo dkn.tv)