A PHÚ HÃN - Khi quân Taliban tiến sát Thủ đô Kabul, phụ nữ tại đây lo sợ những quyền tự do giành được kể từ năm 2001 sẽ bị nghiền nát.

 

 

 

 

 

 

Phụ nữ Afghanistan đi qua bảng quảng cáo của một cửa hàng thời trangs ở Kabul. Ảnh: AFP.

 

 

 

 

 

Trong một khu chợ ở Thủ đô Kabul, Aref tất bật với công việc buôn bán burqa – một loại trang phục truyền thống của phụ nữ Hồi giáo, che phủ toàn bộ cơ thể, chỉ trừ một phần nhỏ ở mắt để từ trong nhìn ra. Từ ngày phiến quân Taliban nổi dậy và tiến sát Kabul, giá burqa tăng chóng mặt. Phụ nữ trong thành phố đang sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất có thể xảy ra.

 

 

Aref nói  “Trước đây, khách hàng của tôi hầu hết là từ các tỉnh lẻ. Giờ phụ nữ trong khắp thành phố đang lùng mua burqa, dù phải trả giá cao".

 

Một trong số phụ nữ này là Aaila, người đang mặc cả với chủ quán để sớm có một trang phục cho tương lai gần. Cô nói “Năm ngoái những chiếc burqas này có giá khoảng 2,5 USD. Bây giờ giá của chúng lên tới 25 USD, thậm chí gần 40 USD”.

 

 

Sự sợ hãi của phụ nữ ở Kabul tăng theo từng bước tiến của Taliban, kéo theo giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu, trong đó có burqa leo thang.

 

 

Năm 2001, một phụ nữ ở Afghanistan bị đánh đập ở nơi công cộng, vì tội cởi bỏ burqa giữa chốn đông người. Trong nhiều thập kỷ, phụ nữ tại quốc gia Trung Á cố gắng “cởi bỏ” burqa, như một cách họ bước qua sự nghèo nà. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990, khi Taliban xác lập chế độ tại khắp Afghanistan, các điều luật về burqa được thực thi nghiêm ngặt. Bất kỳ ai không tuân theo, đều sẽ nhận án phạt nghiêm khắc.

 

 

Sau sự sụp đổ của Taliban vào năm 2001, hàng triệu phụ nữ ở Afghanistan đứng lên, đòi nữ quyền. Họ coi burqa giống như một rào cản, và cố gắng ăn vận khác đi. Trước khi Taliban nổi dậy vào năm nay, bên cạnh burqa của nhóm phụ nữ truyền thống, trung tâm Kabul là đầy rẫy sự pha trộn thời trang từ khắp nơi trên thế giới.

 

 

Fatimah, một nhiếp ảnh gia thời trang nhận xét: “Phụ nữ Afghanistan có phong cách tự nhiên nhất thế giới. Sự pha trộn tuyệt vời giữa các loại vải, họa tiết, cách phục sức truyền thống hàng thế kỷ hòa quyện với cảm hứng hiện đại mang đến sự sáng tạo đầy mới mẻ cho tương lai".

 

 

Tuy nhiên, sự mới mẻ ấy không còn khi chẳng còn chướng ngại vật nào đáng kể ngăn cản Taliban. Nếu không có gì thay đổi, phụ nữ Afghanistan sẽ phải quay lại cảnh trùm kín như cách đây 20 năm.

 

 

Tuần trước, khi Taliban bao vây thành phố Herat, bà Fawzia, 60 tuổi đã chuẩn bị tâm lý cho thế hệ trẻ trong gia đình. Bà nhớ lại: “Những người lớn tuổi như tôi đều liên tục nhắc, về sự vất vả  của phụ nữ ngày xưa. Ngày ấy, tôi sống ở Kabul và thường xuyên thấy cảnh đánh đập phụ nữ và trẻ em gái không mặc burqa khi ra ngoài”.

 

 

Miriam, một phụ nữ trẻ mới lập gia đình, cũng cố lựa một chiếc burqa trong “thời đại mới. Cô nói: “Chồng đã nhắc tôi thay đổi quần áo. Giờ tôi phải làm quen với burqa để Taliban bớt chú ý khi đi làm hoặc mua sắm”.

 

 

 

Sự lo lắng của bà Fawzia hay cô Miriam không thừa. Hôm thứ Năm 12/8, sau khi Taliban kiểm soát Herat, lực lượng này lập tức ra thông báo, rằng việc mặc burqa là bắt buộc tại các không gian công cộng.

 

 

Không khí hoảng sợ ấy đang tràn ngập Kabul những ngày này. Với 2/3 số phụ nữ Thủ đô dưới 30 tuổi, hầu hết những người này chưa hề biết tới sự kiểm soát ngặt nghèo của Taliban. Tất cả những gì họ biết, đều là “nghe nói”, hoặc qua lời kể từ người già.

 

 

Những xung đột giữa các thế hệ trong gia đình bắt đầu nổ ra. Cha mẹ của Habiba, 26 tuổi, cố van nài cô và các chị gái mua burqa trước khi Taliban tiến vào thành phố. Tuy nhiên, Habiba lắc đầu. “Cha mẹ tôi sợ Taliban. Mẹ tôi nghĩ, có thể bảo vệ các con gái bằng cách bắt chúng mặc burqa. Nhưng chúng tôi đâu có chiếc burqa nào trong nhà .Tôi không có ý định mua chúng. Nếu mặc burqa, có nghĩa là tôi đã chấp nhận chính phủ của Taliban. Tôi đã cho họ quyền kiểm soát mình. Nó chẳng khác nào, tôi tự biến thành một tù nhân trong chính ngồi nhà của mình”.

 

 

Dù có những thông tin về việc Taliban hạn chế quyền tự do đi lại của phụ nữ tại những nơi đã chiếm đóng, Habiba phớt lờ. Công việc của cô, vốn thường kéo dài tới một, hai giờ sáng, có thể sẽ mất nếu Taliban vào Kabul. Cô nói “Có thể tôi phải ở nhà, nhưng tôi chưa sẵn sàng để chấp nhận burqa”.

 

 

Nhiều phụ nữ trẻ ở Kabul có chung cảm giác tuyệt vọng và bất chấp ấy. Amul, một người mẫu kiêm nhà thiết kế, đã cật lực làm việc trong nhiều năm để thành lập một doanh nghiệp. Nhưng nếu Taliban chiếm đóng, tất cả những gì cô cố gắng sẽ bị xóa sổ.

 

 

Cô lo lắng và nói “Cả đời tôi cố gắng thể hiện vẻ đẹp, sự đa dạng và tính sáng tạo của phụ nữ Afghanistan. Chưa bao giờ, tôi nghĩ sẽ mặc burqa. Nhưng lúc này, tôi rối bời. Nếu phải khoác trang phục trùm kín kia, chẳng khác nào tôi mất đi danh tính”.