Ảnh minh họa: Shutterstock.

 

 

 

Người Hoa để lại bình luận: “Cảm giác như không còn chiêu nào cả, có chút bất lực rồi”.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký lệnh hành pháp chống lại TikTok và WeChat vào ngày 6/8. Các chuyên gia tin rằng WeChat có thể còn thảm hại hơn cả TikTok khi có thể bị Hoa Kỳ cấm hoàn toàn. Hiện tại, Tencent mới chỉ đưa ra phản hồi ngắn gọn đối với lệnh hành chính liên quan, và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhảy vào cuộc một lần nữa, thu hút sự cười chê của công chúng.

 

Tổng thống Mỹ Trump đã ký hai sắc lệnh vào ngày 6/8, sẽ cấm bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào ở Hoa Kỳ giao dịch với TikTok và công ty mẹ ByteDance, WeChat và công ty mẹ Tencent trong 45 ngày .

 

Ông Trump tuyên bố trong lệnh hành pháp rằng TikTok tự động lấy một lượng lớn thông tin từ người dùng, chẳng hạn như dữ liệu vị trí, trình duyệt và lịch sử tìm kiếm. Giống như TikTok, WeChat cũng tự động nắm bắt một lượng lớn thông tin về người dùng của mình. Việc thu thập dữ liệu như vậy có thể cho phép chính quyền Trung Quốc lấy được thông tin cá nhân của người Mỹ. Ngoài ra, ông Trump cũng đề cập rằng WeChat có thể lấy thông tin cá nhân của các công dân Trung Quốc đã đến Hoa Kỳ, những người có thể được hưởng những lợi ích của một xã hội tự do lần đầu tiên trong đời.

 

Ngay khi những tin tức liên quan xuất hiện, giá cổ phiếu của Tencent giảm 10% và vốn hóa trị thị trường của doanh nghiệp này đã bốc hơi hơn 500 tỷ đô la Hồng Kông. Một phát ngôn viên của Tencent đã trả lời vào thứ Sáu (7/8) rằng Tencent đang đánh giá sắc lệnh của Hoa Kỳ để có được sự hiểu biết đầy đủ.

 

Cùng ngày, ba mục liên quan đến vấn đề này đã xuất hiện trên danh sách tìm kiếm nóng của Weibo đại lục, bao gồm “WeChat”, “Tencent phản ứng với lệnh cấm giao dịch thông tin của Trump” và “Giá cổ phiếu Tencent lao dốc làm bốc hơi 500 tỷ đô la Hồng Kông”. Hàng triệu cư dân mạng đại lục bày tỏ sự lo lắng về vụ việc này. Trên Twitter cũng có nhiều nhà phân tích Hoa kiều đưa ra bình luận.

 

Cư dân mạng phân tích: “Chỉ cần ByteDance bán TikTok trong vòng 45 ngày, miễn là có thể thoái toàn bộ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, thì sẽ không bị lệnh hành chính của Trump kiểm soát. Tencent thì về căn bản không thể rời bỏ WeChat do không có dịch vụ độc lập ở nước ngoài, không có cách nào bán, chỉ có thể bị chặn”. “Trong thời gian 45 ngày, TikTok có Microsoft, còn ai sẽ tiếp quản WeChat của Tencent đây?”. Có người còn phân tích rằng, sau khi WeChat bị xử lý thì sẽ đến Alibaba.

 

Khi trả lời các tin tức liên quan tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 7/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã sử dụng luận điệu nhất quán của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cáo buộc Mỹ “đàn áp các công ty không phải của Mỹ với lý do an ninh quốc gia”. Uông Văn Bân cũng tuyên bố rằng “Trung Quốc kiên quyết phản đối”.

 

Nhiều cư dân mạng đã bày tỏ quan điểm về phản ứng này, họ chế giễu: “Bao biện cho bản thân, đổ lỗi cho người khác, đây là đặc tính Trung Quốc”; “Có thể làm gì được Hoa Kỳ đây? Lên án? Phản đối?”; “Biện pháp đối phó là ở đâu?”; “Cảm giác như không còn chiêu nào cả, có chút bất lực rồi”.

 

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3/8, ông Uông Văn Bân cũng phản ứng gay gắt trước các hành động của Hoa Kỳ đối với các phần mềm của Trung Quốc như Douyin và WeChat. Uông Văn Bân cáo buộc Hoa Kỳ là sử dụng tiêu chuẩn kép điển hình. Nhưng cư dân mạng đại lục lại đặt câu hỏi rằng phải chăng chính Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thực hiện tiêu chuẩn kép. “Chẳng phải chúng ta đã cấm Twitter, Youtube, INS… từ lâu rồi sao?”; “Tôi cảm thấy như [các vị ấy] đang bị rối loạn tâm thần, cái gì tạo ra tiêu chuẩn kép đây? Chính mình tự mắng mình rồi”.

(Theo dkn.tv)