Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu nhỏ của Philippines (ảnh: AFP).

 

 

QUỐC TẾ - Chính quyền Trung Quốc rất hung hăng trong tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng, tuy nhiên, thế lực này lại cam tâm nhượng cho Nga một vùng lãnh thổ lên tới 1,6 triệu km vuông ở vùng Đông Bắc. Điều gì khiến thế lực này lại có hành động khó hiểu như vậy?.

 

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 3 tháng Chín với truyền thông Đài Loan, Tổng thống Đài Loan Lại Thành Đức đã chỉ ra mục đích muốn thôn tính Đài Loan của ĐCSTQ. Theo ông Lại, ĐCSTQ muốn xâm lược Đài Loan không phải để củng cố toàn vẹn lãnh thổ như họ tuyên truyền mà nhằm thay đổi “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” với mục đích cuối cùng là đạt được quyền bá chủ thế giới.

 

Ông Lại lập luận rằng, ĐCSTQ nếu có ý thức củng cố sự toàn vẹn lãnh thổ cho Trung Quốc thì tổ chức này đã lên tiếng đòi lại vùng lãnh thổ rộng lớn ở khu vực Đông Bắc mà nhà Thanh đã cắt cho Nga theo hiệp ước Ái Hồn vào năm 1858.

 

‘Hiệp ước Ái Hồn” ký kết vào ngày 28/5/1858 giữa các đại diện của triều đình Mãn Thanh và Đế quốc Nga. Theo hiệp ước, Nhà Thanh chấp nhận cắt 600.000 km2 lãnh thổ phía Bắc sông Amur cho Nga.

 

Triều đình Mãn Thanh buộc phải ký kết “Hiệp ước Ái Hồn” khi đang thua trận trước liên quân Anh-Pháp trong chiến tranh Nha phiến lần 2.

 

Lợi dụng tình hình khó khăn lúc đó của nhà Thanh, Nga thực hiện các hành động lấn chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc. Với hi vọng Nga để yên mạn phía Bắc để tập trung chống Anh-Pháp ở phía Nam, triều đình nhà Thanh đã đồng ký ký hiệp ước. Hơn nữa, vào gần ngày ký hiệp ước, tàu chiến Anh Pháp đã tiến sát Thiên Tân và uy hiếp Bắc Kinh. Đô đốc Nga Nikolai Nikolayevich Muraviyov hứa hẹn rằng nếu triều đình nhà Thanh sớm ký hiệp ước sẽ giúp họ chống quân Anh.

 

Các sử gia và giới quan sát cho rằng, ‘Hiệp ước Ái Hồn” là một hiệp ước nhục nhã, một vết đen không thể xóa của nhà Thanh. Tuy nhiên, cũng có cái nhìn thông cảm cho rằng triều đình nhà Thanh khi đó bị lâm vào thế rất yếu nên đành phải làm như vây.

 

Trong khi đó, mặc dù được cho là đang trong thời kỳ phát triển cực thịnh, ĐCSTQ thay vì yêu sách chủ quyền lại công nhận những phần đất tranh chấp mà Nga đã chiếm đóng qua các hiệp ước bất bình đẳng và các vùng đất mà Nga xâm lấn được của Trung Quốc theo thời gian.

 

Vào ngày 9 và 10 tháng 12 năm 1999, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga khi đó là Yeltsin, Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ký Nghị định thư về ranh giới Trung-Nga công nhận hơn 1 triệu km vuông đất tranh chấp trước đây là lãnh thổ của Nga. Vùng lãn thổ này tương đương với tổng diện tích của ba tỉnh đông bắc Trung Quốc, hoặc hơn 40 lần diện tích Đài Loan.

 

Chưa dừng lại ở đó, 2 năm sau, vào ngày 16/7/2001, tại điện Kremlin ở Moscow, Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký “Hiệp ước Láng giềng hữu nghị Trung – Nga”, Giang đã đại diện cho ĐCSTQ chính thức thông qua văn bản công nhận vùng Vladivostok thuộc lãnh thổ Nga.

 

Trước khi bị Nga sáp nhập theo hiệp ước Bắc Kinh vào năm 1860, Vladivostok có tên là Hải Sâm Uy thuộc về Trung Quốc.

 

Các báo cáo cho biết, tổng diện tích đất vốn thuộc về Trung Quốc mà ĐCSTQ sang nhượng cho Nga vào khoảng 1,6 triệu km vuông.

 

Điều khiến giới quan sát thắc mắc là, ĐCSTQ tỏ ra rất bạc nhược trước tranh chấp chủ quyền với Nga, nhưng lại cực kỳ quyết liệt trong việc đòi lại chủ quyền đối với Hong Kong và Macau. Ngoài ra, ĐCSTQ cũng tranh chấp chủ quyền một cách rất hung hăng tới mức tàn bạo đối với những hòn đảo nhỏ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông mặc dù có những tranh chấp mà Bắc Kinh yếu thế rõ ràng về mặt pháp lý.

 

Hong Kong bị nhà Thanh nhượng lại cho Anh theo hiệp ước Nam Kinh sau thất bại trong cuộc chiến tranh Nha phiến vào thế kỷ 19. Trong khi Macau bị nhà Minh trao cho Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16 sau khi Bồ Đào Nha cam kết giúp nhà Minh chống lại nạn cướp biển.

 

Tình huống của Hong Kong và Macau tương tự như những vùng đất ở phía Đông Bắc mà nhà Thanh đã cắt cho Nga.

 

ĐCSTQ quyết đòi bằng được Hong Kong và Macau. Chỉ sau không nhiều năm, họ đã thành công. Vào năm 1984, Anh đồng ý trả lại Hong Kong, và vào năm 1987, Bồ Đào Nha đồng ý trao lại Macau cho ĐCSTQ.

 

Vào năm 1997 ĐCSTQ chính thức tiếp quản Hong Kong, 2 năm sau đó, tổ chức này cũng chính thức nhận lại Macau.

 

Tổng diện tích của Hong Kong, Macau cùng diện tích các hòn đảo ở Biển Đông và Hoa Đông mà ĐCSTQ muốn giành chủ quyền chỉ là một phần rất nhỏ so với 1,6 km vuông đất mà chính quyền của ĐCSTQ nhường lại cho Nga.

 

Một giả thuyết đặt ra là, nếu ĐCSTQ kiên trì đòi lại các vùng đất mà Nga chiếm đóng như cách thế lực này đòi Hong Kong và Macau thì có thành công không? Một thực tế là Nga mạnh về quân sự nhưng không mạnh về kinh tế, dựa vào uy thế vốn có của Trung Quốc, ĐCSTQ chắc chắn có thể đòi lại được phần lãnh thổ đã mất nếu muốn.

 

Nhưng tại sao ĐCSTQ cứ chỉ nhất quyết đòi bằng được chủ quyền với những vùng đất nhỏ trong khi lại dễ dàng bỏ qua một vùng đất rộng lớn? Có thể có nhiều lý giải cho thắc mắc này. Tuy nhiên, nhận định của Tổng thống Đài Loan Lại Thành Đức gợi mở một lý giải khác. Đó là, ĐCSTQ chỉ quan tâm tới lợi ích của mình, khi lợi ích của dân tộc và nhân dân Trung Quốc cản trở lợi ích của ĐCSTQ thì lập tức thế lực này sẽ bán đứng dân tộc và nhân dân.

 

Việc Giang Trach Dân chấp nhận nhượng đất Trung Quốc cho Nga được cho là vì để ngăn Moscow tiết lộ chuyện ông ta từng có quan hệ tình cảm với một nữ điệp viên KGB của Nga. Qua mối quan hệ tình cảm này, KGB nắm được hồ sơ Giang từng làm điệp viên cho phát xít Nhật và cho Nga.

 

Đứng trước nguy cơ mất uy tín cá nhân, tổng bí thư của ĐCSTQ đã sẵn sàng hi sinh lợi ích của dân tộc và nhân dân. Nhưng có lẽ việc Giang đưa ra quyết định nhượng đất cho Nga còn được thúc đẩy bởi những lý do khác.

 

Về mặt “tình cảm”, ĐCSTQ chịu ơn Liên Xô mà cụ thể hơn là Nga vì đã có công nuôi dưỡng và dạy cho họ những “ngón nghề đặc sắc” trong việc cướp và giữ chính quyền.

 

Về khía cạnh lợi ích, với bản tính bất hảo, ĐCSTQ trong lòng không ưa gì Nga, nhưng trong lĩnh vực ngoại giao, tổ chức này cần một chỗ dựa để chống lại sức ép từ Phương Tây, đặc biệt là khi ĐCSTQ phải đối mặt với sự chỉ trích và lên án mạnh mẽ vì các hành vi đàn áp nhân quyền tại các diễn đàn quốc tế.

 

Trung Quốc trước thời ĐCSTQ từng là quốc gia nổi tiếng vì giỏi khoa học kỹ thuật, có rất nhiều đóng góp cho nền văn minh thế giới. Người Trung Quốc là tác giả của kỹ thuật rèn sắt, địa chấn kế, bàn chải đánh răng, ô dù, kỹ thuật in ấn, đồng hồ cơ khí, thuốc súng, thiết bị gieo hạt, tàu lượn, diều, giấy, la bàn, vân vân. Các sản phẩm như gốm sứ, trà, lụa, vân vân, của người Trung Quốc xưa cũng nổi tiếng khắp thế giới.

 

Quân đội Trung Quốc thời cổ đại không chỉ có vũ khí đặc biệt mà còn phát triển nhiều chiến thuật chiến tranh và tổ chức quân đội tinh vi. Các phát minh quân sự như nỏ, máy bắn đá, xe ngựa chiến, và chiến thuật linh hoạt đã giúp Trung Quốc cổ trở thành một trong những nền văn minh quân sự mạnh mẽ nhất trong lịch sử.

 

Điều đặc biệt là, vào khoảng thế kỷ thứ 9, người Trung Quốc phát minh ra thuốc súng. Ban đầu thuốc súng được sử dụng chủ yếu cho các mục đích lễ hội và tôn giáo, nhưng sau đó thuốc súng nhanh chóng được ứng dụng vào quân sự. Các loại pháo hoa, súng phun lửa, và tên lửa dùng thuốc súng là những bước đột phá lớn trong việc sử dụng vũ khí hỏa lực trên chiến trường thời Trung Quốc cổ.

 

Tuy nhiên, dưới thời ĐCSTQ, Trung Quốc lại là quốc gia tai tiếng khi bị ví là công xưởng khổng lồ sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng độc hại. Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ cũng bị tố cáo là “quốc gia ăn cắp” các bằng sáng chế, các bí mật thương mại, vân vân. Có nhận xét rằng, ĐCSTQ đã biến Trung Quốc thành quốc gia phá hoại thay vì đóng góp cho thế giới như các triều đại trong quá khứ.

 

Các nhân vật quan sát chỉ ra rằng, ĐCSTQ có một “khát khao cháy bỏng” là trở thành kẻ thống trị thế giới. Để đạt được giấc mơ này, ĐCSTQ đặc biệt quan tâm tới phát triển quân sự. Mặc dù vậy, ĐCSTQ lại không thể tự phát triển các vũ khí tối tân, vũ khí của quân đội Trung Quốc cho tới hiện nay hầu hết phụ thuộc nguồn vũ khí từ Nga. Đây chính là một lý do nữa khiến ĐCSTQ không thể sống thiếu Nga.

 

Bên cạnh đó, Nga là một trong những nước cung cấp năng lượng lớn cho Trung Quốc, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Đường ống “Power of Siberia” đã tăng cường đáng kể lượng khí đốt Nga xuất sang Trung Quốc. Điều này giúp ĐCSTQ giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng từ Trung Đông và các khu vực khác.

 

Quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi Moscow xâm lược Ukraine, với kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt mức kỷ lục trong những năm gần đây. Nga là nước cung cấp nguyên liệu thô quan trọng cho Trung Quốc, còn Trung Quốc xuất khẩu hàng tiêu dùng, thiết bị công nghệ và đầu tư vào Nga.

 

Các chuyên gia phân tích cho rằng tuy “ngoài tươi trong héo” khi làm bạn với Nga, ĐCSTQ không còn chỗ dựa lớn nào khác ngoài gã hàng xóm khổng lồ.

 

Hơn nữa, ĐCSTQ nhìn đi nhìn lại cũng chỉ có Nga là dạng “cùng đồng, cùng cốt” có thực lực, nên không chơi với Nga thì không còn ai để chơi.

 

Trong thâm tâm, với bản tính tham lam, ĐCSTQ chắc chắn rất muốn lãnh thổ mà họ cai trị rộng lớn, nên thế lực này cũng thèm khát có thêm 1,6 triệu km vuông đất bị Nga chiếm đóng trong quá khứ.

 

Nhưng khi đặt lên bàn cân, ĐCSTQ nhận thấy, lợi ích của bản thân khi hợp tác với Nga rõ ràng chênh lệch lớn với lợi ích dân tộc, nên tổ chức này không ngần ngại đưa ra quyết định dẫm đạp lên lợi ích của hơn một tỷ người Trung Quốc.

 

 

(Theo DKN.TV)