Bên trong hầm trú ẩn bom hạt nhân Regan Vest, không có gì thay đổi kể từ khi ngừng hoạt động Nguồn: AP

 

 

ĐAN MẠCH - Hầm trú ẩn, được gọi là Regan Vest, được xây dựng vào đầu những năm 1960 ở đỉnh điểm của căng thẳng Chiến tranh Lạnh và được dự định là nơi trú ẩn của chính phủ Đan Mạch cùng chế độ quân chủ nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra. Những người phụ trách cho biết những căng thẳng hiện tại giữa Nga và phương Tây khiến trải nghiệm trở nên phù hợp và được quan tâm hơn.

 

Giữa những tán cây cao trong rừng Rold Skov của Đan Mạch, ẩn chứa một bí mật được giấu kín hơn 50 năm.

 

Ở phía Bắc Jutland, cách thành phố Aalborg của Đan Mạch 30 km về phía nam, là Regan Vest, một hầm tránh bom hạt nhân tuyệt mật từng được xây dựng vào thời kỳ căng thẳng của Chiến tranh Lạnh.

 

Bà Bodil Frandsen, người phụ trách Bảo tàng Lịch sử Bắc Jutland, đã giải thích lý do của chính phủ Đan Mạch về việc xây dựng cấu trúc này.

"Nỗi sợ chiến tranh ở Châu Âu rất thực tế. Đồng thời, bom hạt nhân và đặc biệt là bom hydro thời đó cũng đã phát triển. Chúng có sức tàn phá khủng khiếp đến mức chúng ta phải làm điều gì đó khác với những gì đã làm trước đây.”

“Ta phải suy nghĩ theo một cách khác. Một trong những vấn đề then chốt là duy trì sự kiểm soát của chính phủ ở quốc gia của bạn và tạo ra những nơi có thể bảo vệ chính phủ chống lại một vụ nổ nguyên tử càng mạnh mẽ càng tốt."

 

Bà giải thích rằng chính quyền Đan Mạch tin rằng nếu một cuộc xung đột hạt nhân nổ ra thì chiến tranh sẽ chia thành ba giai đoạn.

 

Bà Bodil Frandsen nói "Giai đoạn đầu tiên được coi là nghiêm trọng nhất. Nó được cho là kéo dài khoảng 30 ngày. Thực tế, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chiến tranh sẽ được giải quyết trong vòng 30 ngày này."

“Nếu bạn có thể bảo vệ được đất nước trong giai đoạn này trước thì bạn có thể có cơ hội duy trì quyền kiểm soát và giành chiến thắng trong cuộc chiến. Vì vậy, hầm này được xây dựng làm nơi trú ẩn của chính phủ trong 30 ngày quan trọng này.”

 

Regan Vest được thiết kế không phải là một cơ sở quân sự, mà là nơi ở của chính phủ Đan Mạch và chế độ quân chủ nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra.

 

Suy nghĩ của họ là nếu Regan Vest sụp đổ thì nền dân chủ Đan Mạch cũng vậy.

"Bạn có thể nói rằng đây là pháo đài cuối cùng của nền dân chủ bởi, vì chính tại đây chính phủ Đan Mạch sẽ di tản, từ đây họ sẽ cố gắng cứu người dân Đan Mạch và nền dân chủ Đan Mạch. Nếu họ phải từ bỏ Regan Vest, thì thực sự không có chính phủ nào trên đất Đan Mạch, và nền dân chủ Đan Mạch sẽ biến mất."

 

Ngoài một hành lang bê tông dài 300 mét quanh co và 60 mét bên dưới một ngọn đồi đá, có một khu phức hợp dưới lòng đất rộng lớn với các phòng phẫu thuật, phòng ngủ, phòng phẫu thuật của bác sĩ, căng tin và phòng chờ.

 

Hầm được thiết kế để chứa khoảng 350 người.

 

Việc xây dựng bắt đầu vào đầu những năm 60, trong bối cảnh các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Liên Xô và Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba,hầm trú ẩn đi vào hoạt động vào năm 1969.

 

 Bà Frandsen nói rằng mọi thứ bên trong hầm vẫn còn nguyên vẹn, từ chiếc gạt tàn và lối trang trí theo phong cách thập niên 60, đến phòng ngủ căn bản dành cho hoàng gia.

"Bạn có thể thấy mọi thứ ở đây. Cứ như thể họ rời khỏi phòng khi Chiến tranh Lạnh vừa kết thúc rồi đi ra ngoài. Bạn có thể thấy kẹp giấy, giấy, đồ đạc."

 

Regan Vest được công bố với thế giới vào năm 2012. 

 

Địa điểm này đã mở cửa như một bảo tàng vào thứ Hai [13 tháng 2 năm 2023], sau một dự án trị giá hơn 16 triệu đô la bao gồm một tòa nhà và khu triển lãm mới.

 

Các nhóm du khách gồm mười người thực hiện các chuyến tham quan có hướng dẫn dài 2 km, kéo dài 90 phút.

 

Chỉ có khoảng 60.000 vé được bán ra mỗi năm và khoảng 65% lượng vé phân bổ của năm 2023 đã được bán hết.

 

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Bắc Jutland, , cho biết bảo tàng cung cấp một cái nhìn sâu sắc độc đáo về cách các chính phủ chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng hạt nhân.

Ông Lars Christian Nørbach nói “Đây là câu chuyện về cuộc sống hàng ngày trong Chiến tranh Lạnh được tái hiện ở cuộc triển lãm này, cũng là câu chuyện về những thỏa thuận bởi các chính trị gia và chính phủ để bảo toàn mạng sống cho người dân.”

 

Cuộc triển lãm bao gồm các vật phẩm từ thời Chiến tranh Lạnh, sách, tờ rơi và đồ tạo tác từ vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima năm 1945, đồ sứ và ngói lợp bị nung chảy với nhau do sức nóng của vụ nổ.

 

Ông Norbach, nói rằng mặc dù bảo tàng nói về bom hạt nhân, nhưng nó có ý nghĩa biểu tượng lớn hơn.

"Đó thực sự là biểu tưởng của nền dân chủ. Đó là câu chuyện chính bởi vì vũ khí là phần dễ thực hiện, phần khó là duy trì nền dân chủ trong chiến tranh và khủng hoảng."

 

Những người phụ trách cho biết những căng thẳng hiện tại giữa Nga và phương Tây khiến trải nghiệm trở nên phù hợp và có ý nghĩa hơn đối với du khách.

 

Người phụ trách, Bodil Frandsen, cho biết thực tế là có một cuộc chiến tranh hiện nay trên đất Châu Âu và những lo ngại gần đây đã gia tăng về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân khiến lịch sử có nhiều ý nghĩa hơn.

"Chúng ta ít nhiều đã quên về các mối đe dọa và vũ khí hạt nhân. Mặc dù chúng ta biết chiến tranh vẫn ở đó, chúng ta đã không nói về chúng trong nhiều năm, nhưng bây giờ nó lại xuất hiện."