Một người lái xe sử dụng bản đồ trên ứng dụng gọi xe DiDi Chuxing trên điện thoại thông minh của mình khi lái xe trên đường phố ở Bắc Kinh, hôm 05/07/2021. (GREG BAKER / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

Gã khổng lồ gọi xe Trung Quốc DiDi Chuxing đã thử thách các nhà đầu tư Mỹ khi nó trở thành mục tiêu của một đàn áp “chưa từng có” của Bắc Kinh chỉ vài ngày sau khi ra mắt trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York và thu về 4,4 tỷ USD. Đằng sau cuộc đàn áp này là chiến lược của Bắc Kinh về quốc hữu hóa kinh tế tư nhân và đảm bảo rằng ĐCSTQ là nơi duy nhất có thể kiểm soát thông tin của 1,4 tỷ dân.

 

 

 

DiDi Chuxing bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ hôm 30/06, huy động được 4.4 tỷ USD từ các nhà đầu tư toàn cầu trong một trong những đợt chào bán cổ phiếu lớn nhất tại Hoa Kỳ trong thập kỷ qua. Trước đó, cuộc họp với các nhà đầu của Mỹ, các ông lớn Phố Wall đóng vai bảo lãnh, cơ quan quản lý của Mỹ và DiDi đã định giá công ty vào khoảng 70 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ trong 48 giờ sau khi ra mắt, ĐCSTQ đã đàn áp DiDi, ra lệnh đánh giá lại an ninh mạng đối với công ty.

 

 

Cổ phiếu của DiDi đã giảm hơn 40 phần trăm kể từ khi IPO, định giá cổ phiếu ở mức 14 USD. Và tin tức chỉ trở nên tồi tệ hơn khi Bắc Kinh hiện đang áp dụng các hình phạt nghiêm trọng đối với công ty dịch vụ gọi xe khổng lồ này.

 

 

Hôm 22/07, Bloomberg đưa tin rằng các cơ quan quản lý Trung Quốc đang xem xét các hình phạt "nghiêm trọng, có lẽ chưa từng có tiền lệ", bao gồm việc buộc phải hủy niêm yết hoặc thu hồi cổ phiếu của công ty khỏi sàn giao dịch chứng khoán.

 

 

Báo cáo cho biết Bắc Kinh cũng có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với DiDi lớn hơn mức phạt chống độc quyền kỷ lục 2.8 tỷ USD mà Tập đoàn Alibaba đã chịu đựng vào đầu năm nay, theo trích dẫn từ những người quen thuộc với vấn đề này. Các hành động tiềm ẩn khác chống lại công ty là đình chỉ một số hoạt động nhất định hoặc chỉ định một nhà đầu tư thuộc sở hữu nhà nước tham gia.

 

 

 

Đây có lẽ là một bước đi trong chiến lược quốc hữu hóa các ông lớn tư nhân sau khi công ty này đủ lớn tại quê nhà và thành công thu hút hàng tỷ USD trên thị trường chứng khoán Mỹ. Điều này diễn ra tương tự với Alibaba hay Tencent Holdings.

 

 

Các luật sư Hoa Kỳ hiện đang chuẩn bị các vụ kiện tập thể về vụ IPO của DiDi để thu hồi các khoản lỗ mà các nhà đầu tư phải chịu. Công ty và các giám đốc điều hành của DiDi bị cáo buộc đã đưa ra những tuyên bố sai lệch và gây hiểu lầm cũng như không tiết lộ thông tin quan trọng về các cuộc liên lạc với các cơ quan quản lý Trung Quốc.

 

 

Hôm 05/06, Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng cơ quan giám sát an ninh mạng của Trung Quốc đã yêu cầu DiDi vài tháng trước khi IPO hoãn việc chào bán và “thúc giục nó tiến hành tự kiểm tra kỹ lưỡng về an ninh mạng của mình”.

 

 

Bất chấp các hình phạt tiềm ẩn, DiDi Chuxing vẫn quyết định tiến hành IPO tại Mỹ.

 

 

Các nhà bảo lãnh chính cho việc bán cổ phần của công ty - Goldman Sachs, Morgan Stanley và JPMorgan Chase - cũng đã chịu sức ép lớn. Báo cáo của Bloomberg tiết lộ rằng các chủ ngân hàng khi đó đã được thông báo về các cuộc thảo luận với các cơ quan quản lý Trung Quốc và những lo ngại của họ về hoạt động dữ liệu của DiDi.

 

 

Báo cáo cho biết, bất chấp những lo ngại này, các giám đốc điều hành, các nhà đầu tư và các chủ ngân hàng đã “bật đèn xanh” hôm 28/06 để tiến hành IPO “sẽ đổ đầy các két bạc của công ty và làm giàu cho tất cả bọn họ,”.

 

 

DiDi đã nói với các chủ ngân hàng của mình "không gây chú ý" trong quá trình IPO. Do đó, không có cuộc họp báo, không đánh chuông, và không có lễ ăn mừng trong quá trình chào bán.

 

 

Bắc Kinh đã mập mờ về lý do của mình, nói rằng DiDi đã thu thập và sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân. Nhưng thực ra, từ trước khi niêm yết, công ty đã nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh. Công ty cùng với những gã khổng lồ công nghệ khác đã phải chịu một cuộc điều tra về việc liệu nó có sử dụng hành vi độc quyền hay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không.

 

 

Trong các bối cảnh khác, ĐCSTQ không quan tâm đến cách dữ liệu cá nhân được thu thập hoặc liệu một công ty có phải là độc quyền hay không.

 

 

Theo ông Jason Ma, một chuyên gia về Trung Quốc, có thể có những lý do khác giải thích cho hành vi của Bắc Kinh.

 

 

Trong một cuộc phỏng vấn với NTD News , ông Ma nói rằng chế độ không muốn các công ty trong nước được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

 

 

Ông nói: “Đảng không muốn các công ty Trung Quốc đến Hoa Kỳ và bắt đầu với thị trường tài chính ở đó. “Họ muốn các công ty này niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, nơi nằm dưới sự kiểm soát của đảng.”

 

 

DiDi được thành lập tại Bắc Kinh vào năm 2012 bởi cựu giám đốc Alibaba Cheng Wei. Được mệnh danh là “Uber của Trung Quốc”, công ty chiếm thị phần lớn nhất trong nước.

 

 

Theo các chuyên gia, công ty nắm giữ dữ liệu quan trọng của người dùng. Theo ông Ma, vì 80% đặt xe ở Trung Quốc thông qua DiDi, nó có thể theo dõi hầu hết nơi ở của người dân.

 

Ví dụ, dữ liệu của DiDi vào năm 2015 cho thấy giao thông tại Bộ An ninh Nhà nước là một trong những nơi bận rộn nhất. Vào thời điểm đó, các báo cáo chỉ ra rằng Bộ đang bận rộn làm việc với hai vấn đề, điều tra các vi phạm của thị trường chứng khoán và trừng phạt các luật sư nhân quyền.

 

 

Ông Ma nói: “Đối với chế độ Trung Quốc, dữ liệu này là bí mật quốc gia.

 

 

Ông cho biết thêm “Nếu vì lý do nào đó, công ty này cung cấp dữ liệu như vậy cho Hoa Kỳ, thì đây thực sự là một mối quan ngại về an ninh quốc gia đối với ĐCSTQ”.

 

 

Ông Li Min, phó chủ tịch của DiDi, phủ nhận khả năng đó và gọi suy đoán này là “tin đồn ác ý”.

 

 

Ông  Li viết trong một bài đăng trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 03/07: “Giống như hầu hết các công ty Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài, Didi lưu trữ dữ liệu người dùng Trung Quốc của mình trên các máy chủ Trung Quốc và chúng tôi sẽ không giao dữ liệu cho Hoa Kỳ theo bất kỳ cách nào”.

 

 

Trong nửa đầu năm nay, 34 công ty từ đại lục và Hồng Kông đã huy động được mức kỷ lục 12.4 tỷ USD thông qua các đợt chào bán ra công chúng tại Hoa Kỳ, theo dữ liệu của Dealogic. Và các ngân hàng đầu tư hàng đầu của Phố Wall đã kiếm được hơn 450 triệu USD  phí hỗ trợ các đợt IPO của Trung Quốc này.

 

 

Ngay cả khi Quốc hội Hoa Kỳ bắt đầu thắt chặt kiểm soát đối với các công ty có trụ sở tại Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ, các công ty này vẫn tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn của Hoa Kỳ. Thêm hàng chục công ty Trung Quốc đang có kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Hoa Kỳ trong năm nay.

 

 

Tuy nhiên, cuộc đàn áp ngày càng tăng của Bắc Kinh được cho là sẽ khiến các công ty Trung Quốc khó niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ trong tương lai.

(ntdvn.com - Theo The Epoch Times)