Thủ tướng Ý Đại Lợi, Mario Draghi, chủ trì cuộc họp của nhóm G20 về tình hình Afghanistan. Nguồn: AAP

 

 

 

 

 

Úc thúc giục các quốc gia tiếp tục hỗ trợ cho người dân Afghanistan, sau cuộc họp đêm qua với các nhà lãnh đạo khối G20. Thủ Tướng Scott Morrison tham dự cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến và thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới hãy duy trì áp lực lên Taliban, để thực hiện các cam kết sau khi Taliban đã chiếm trọn Afghanistan hồi tháng Tám.

 

 

Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến do Ý tổ chức, các nhà lãnh đạo G-20 đại diện cho các nền kinh tế giàu nhất thế giới tuyên bố, sẽ đẩy nhanh viện trợ cho Afghanistan.

 

 

Thủ tướng Ý Mario Draghi cho biết cuộc họp đã thành công, vì đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra phản ứng đa phương đối với cuộc khủng hoảng Afghanistan.

 

 

Trung tâm của các phản ứng ngoại giao và nhân đạo, kể từ khi Taliban chiếm trọn nước nầy vào ngày 15/8 là LHQ, một phần vì nhiều quốc gia không muốn tiếp xúc trực tiếp với Taliban.

 

 

Ông Draghi phát biểu tại cuộc họp nói rằng, hầu hết G20 sẽ cung cấp viện trợ, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải phối hợp đối phó với Taliban, là những người cầm quyền mới của Afghanistan.

 

Ông Mario Draghi nói “Nay chúng ta phải trả lời cuộc khủng hoảng nhân đạo, đó là điều đầu tiên nếu điều đó đòi hỏi".

 

'Nó sẽ liên hệ với Taliban, vì vậy không có cách nào khác là liên hệ với họ, họ rất cần thiết cho câu trả lời này, để phản hồi này có hiệu quả".

 

"Thế nhưng như quí vị đã nói, điều đó ngụ ý sự công nhận và sự công nhận sẽ phải thừa nhận rằng, Taliban sẽ bị đánh giá vì những việc làm của họ chứ không phải lời nói của họ".

 

"Như chúng ta biết chính phủ Taliban không thực sự đại diện quyền của phụ nữ cho đến nay, theo những gì có thể thấy, chúng ta đang thấy ít nhất là 20 năm trở lại cho đến nay".

 

"Vì vậy ít nhất hầu hết các nước G20 đều công nhận, nghĩa là tiến bộ đã được thực hiện chính xác theo lời nói và những cam kết, mà chính quyền Taliban đã thực hiện vài ngày trước”.

 

 

Trong vòng chưa đầy hai tháng, nền kinh tế của Afghanistan đã sụp đổ hoàn toàn.

 

 

Các ngân hàng đang hết tiền, giá thực phẩm tăng vọt và công chức không được trả lương.

 

 

Cuộc khủng hoảng ước tính sẽ ảnh hưởng đến ít nhất 18 triệu người, tương đương một nửa dân số của nước này.

 

 

LHQ cho biết hoạt động viện trợ đang được tiến hành, trong một cuộc chạy đua với thời gian khi mùa đông đến gần.

 

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có mặt tại cuộc họp và nói rằng, Afghanistan đang rơi vào cảnh hỗn loạn.

 

 

Bà Angela Merkel nói “Tất cả chúng ta sẽ không thu được gì nếu toàn bộ hệ thống tài chính hoặc tiền tệ ở Afghanistan sụp đổ, bởi vì khi đó viện trợ nhân đạo cũng không thể được cung cấp nữa".

 

'Tất nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt, nhưng có thể nói 40 triệu người rơi vào cảnh hỗn loạ vì không thể cung cấp điện cũng như không tồn tại hệ thống tài chính, điều đó không thể và không phải là mục tiêu của cộng đồng quốc tế”.

 

 

Thế nhưng có những lập trường quốc tế khác nhau về Afghanistan với một số nguồn tin cho biết, Trung Quốc và Nga có chính sách đối ngoại không can thiệp, trong khi các quốc gia phương Tây thì không.

 

 

Nga đã không tham gia hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp.

 

 

Có nhiều bí mật xung quanh các giao dịch kinh doanh của Nga với Afghanistan, nhưng gợi ý là nước này cung cấp vũ khí và hỗ trợ tiền tệ, cho các nước ở biên giới Afghanistan.

 

 

Trung Quốc cũng vậy, người ta hiểu rằng họ có lợi ích trong việc thăm dò và khai thác khoáng sản ở Afghanistan.

 

 

Tuy nhiên, Thủ tướng Ý Mario Draghi đã chỉ ra mối liên hệ của phương Tây với Taliban, nói rõ rằng việc công nhận Taliban như một chính phủ chính thức là không có căn bản.

 

Ông Mario Draghi nói “Rất khó để thấy được, làm thế nào người ta có thể giúp đỡ người dân Afghanistan vốn là một con số lớn và Afghanistan là một quốc gia lớn".

 

"Không có sự tham gia nào đó của chính phủ Taliban, một chính phủ trên thực tế và chúng ta hãy gọi nó theo cách này, rất khó bắt đầu với việc mang theo các viện trợ cần thiết".

 

"Ý tôi là nếu họ không muốn chúng tôi vào, thì chúng tôi không vào".

 

"Vì vậy, đây là mức độ tham gia mà như tôi đã nói hoàn toàn không có nghĩa là công nhận, công nhận là một quyết định chính trị chỉ được thực hiện khi cộng đồng quốc tế đồng ý rằng, đã đạt được nhiều tiến bộ trong nhiều vấn đề liên quan đến con người, như quyền của phụ nữ, trẻ em gái, giáo dục, các quyền tự do cá nhân thiết yếu, v.v".

 

"Và hiện tại, không có bất kỳ tiến bộ nào mà chúng tôi có thể thấy được”.

 

Trong khi đó Qatar là một quốc gia khác đứng trên ranh giới hợp pháp hóa sự cai trị của Taliban đối với Afghanistan và hôm thứ Ba đã tổ chức các cuộc đàm phán giữa Taliban và các đại diện phương Tây, bao gồm các nước Tây và Bắc Âu cũng như các nhà ngoại giao từ Vương quốc Anh và Canada.

 

 

Các nhà ngoại giao Đức cũng tham dự cuộc họp tại Qatar, với Thủ tướng Angela Merkel nói rằng họ dè dặt về một chính phủ Taliban thế nhưng các cuộc đàm phán vẫn diễn ra.

 

Bà Angela Merkel nói “Tất cả chúng ta hôm nay đều cho rằng, theo đánh giá hiện tại tôi đã nói điều này rất rõ ràng và cũng như nhiều người khác, chính phủ Taliban không bao gồm mọi thành phần".

 

"Đó là lý do tại sao vấn đề công nhận Taliban không nằm trong chương trình nghị sự".

 

"Tuy nhiên, cần phải có và nên có các cuộc đàm phán, vì hiện nay vấn đề đang ngày càng diễn ra”.

 

Trong khi đó, đặc sứ của Qatar về chống khủng bố và hòa giải trong giải quyết xung đột, ông Mutlaq bin Majed al-Qahtani, phát biểu tại một diễn đàn an ninh toàn cầu và nói rằng, việc công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan không được xem là ưu tiên.

 

 

Ông Mutlaq bin Majed al-Qahtani nói “Đây là quyết định do họ có chủ quyền, không phải do chúng ta quyết định hay áp đặt những gì chúng ta nghĩ là đúng".

 

"Điều ưu tiên hơn như chúng tôi nói bây giờ là nhân đạo, giáo dục và hành khách đi lại tự do, có rất nhiều vấn đề mà chúng tôi nghĩ là khá quan trọng”

 

 

Tại diễn đàn của khối G20, đã có sự thỏa thuận trong số các thành viên tham dự về nhu cầu cần làm giảm cuộc khủng hoảng tại Afghanistan, với Liên Âu cam kết hỗ trợ một tỷ đồng euro.