Những tờ tiền nhân dân tệ mới được nhìn thấy trên bàn tại quầy giao dịch ngân hàng ở Hàng Châu, phía đông tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào ngày 30/8/2019. (Nguồn ảnh: STR/AFP / Getty Images)

 

 

 

 

Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đã công bố hợp tác với các lệnh trừng phạt gần đây của Hoa Kỳ đối với các quan chức Hong Kong, để bảo vệ nguồn tài chính và khả năng tiếp cận các khoản đầu tư ra nước ngoài.

 

 

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về vấn đề Hong Kong, các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đã công bố hợp tác với các lệnh trừng phạt gần đây của Hoa Kỳ đối với các quan chức Hong Kong, để bảo vệ nguồn tài chính và khả năng tiếp cận các khoản đầu tư ra nước ngoài.

 

 

Các ngân hàng này nằm trong số những ngân hàng giàu có nhất thế giới, nhiều ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc.

 

 

Cụ thể bao gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China Ltd.), Tập đoàn Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank Corp.) và Công ty Ngân hàng Chiêu thương Trung Quốc  (China Merchants Bank Co.). Ít nhất một trong những ngân hàng này đã đình chỉ hoạt động tài khoản của 11 quan chức Hong Kong bị Hoa Kỳ trừng phạt, Bloomberg đưa tin.

 

 

Đầu tháng Tám, Bộ Tài chính Hoa Kỳ tuyên bố trừng phạt 11 quan chức Hong Kong do tham gia vào việc đàn áp quyền tự do ngôn luận và hội họp ở Hong Kong. Các quan chức bị trừng phạt bao gồm: Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), Ủy viên cảnh sát Hong Kong đương nhiệm Chris Tang, và Ủy viên cảnh sát Hong Kong tiền nhiệm Stephen Lo.

 

 

Trong thông cáo báo chí chính thức về lệnh trừng phạt, chính phủ Hoa Kỳ kết luận tội danh của bà Lâm là “chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện các chính sách của Bắc Kinh để đàn áp tự do và dân chủ” tại đặc khu này.

 

 

Đáp trả lại lệnh trừng phạt, trên trang Facebook chính thức, bà Lâm nói các lệnh trừng phạt là thừa và chế nhạo chính phủ Hoa Kỳ: “Nhân tiện, visa của tôi đến Hoa Kỳ có thời hạn đến năm 2026. Vì tôi không muốn đến đất nước này, nên có vẻ như tôi có thể tự hủy bỏ nó”.

 

 

Trong một cuộc họp báo, khi được hỏi về phản ứng của bà đối với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, bà Lâm trả lời rằng bà sẽ chỉ "cười cho qua".

 

 

Tuy nhiên trong một tuyên bố chính thức, Facebook cho biết đã "thực hiện các bước để ngăn chặn việc sử dụng các dịch vụ thanh toán" đối với các quan chức bị Hoa Kỳ trừng phạt. Việc ngăn chặn này bao gồm việc sử dụng các công cụ quảng cáo của Facebook hoặc bất kỳ hoạt động thương mại nào khác của Facebook.

 

 

Các công đoàn tín dụng trong lực lượng cảnh sát Hong Kong bị phát hiện đang chuyển hàng tỷ HKD tài sản từ các ngân hàng nước ngoài vào các ngân hàng Trung Quốc để bảo vệ các nhân viên khỏi các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, việc chuyển khoản đến các ngân hàng do Trung Quốc sở hữu cũng không thể giúp bảo toàn khối tài sản đó.

 

 

Nhiều ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tuân thủ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các quan chức Hong Kong. Hai trong số bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Trung Quốc là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, cho biết họ sẽ tuân thủ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, theo Bloomberg.

 

 

Các ngân hàng lớn có trụ sở tại nước ngoài cũng đã công bố hợp tác với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Citigroup Inc. đã tích cực thực hiện các bước để đình chỉ tài khoản của các khách hàng Hong Kong đang bị nghi vấn, trong bối cảnh Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt. HSBC cũng tuyên bố tuân thủ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ trong chính sách của công ty mình, mặc dù ngân hàng này luôn tỏ ra trung thành với cả chính phủ Trung Quốc và Hong Kong trong những tháng qua.

 

 

HSBC, Citigroup, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này.

 

 

Sự tuân thủ của các tổ chức tài chính lớn cho thấy sức mạnh của đồng đô-la Mỹ trong các giao dịch quốc tế, cho dù chính quyền Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để thúc đẩy đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền thống trị thế giới, thông qua các chiến lược nợ lớn và sáng kiến ​​”một vành đai, một con đường” của ông Tập Cận Bình.

 

 

Hong Kong là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, phần lớn là do đặc khu này có quyền tự chủ cao, pháp quyền và tỷ giá tiền tệ của Hoa Kỳ. Tiền tệ của Hoa Kỳ đang là đồng tiền thống trị nền tài chính quốc tế. Ngoài GDP hàng đầu thế giới, khoảng một nửa các khoản vay ngân hàng xuyên biên giới và chứng khoán nợ quốc tế đều được tính bằng đồng đô-la Mỹ. Việc mất quyền tiếp cận đồng đô-la Mỹ có thể sẽ khiến bất kỳ ngân hàng nào mất phần lớn lợi nhuận và khả năng để tiếp tục hoạt động như một tổ chức tài chính quốc tế đáng tin cậy. Điều này cũng gây rủi ro cho sinh kế của Hong Kong với tư cách là một trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu.

 

 

Các ngân hàng phải đối mặt với một vấn đề hóc búa trong việc lựa chọn tuân thủ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ hay Luật An ninh Quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt tại Hong Kong. Họ cần phải tuân thủ lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ để được tiếp cận đồng đô-la Mỹ. Tuy nhiên, khi làm như vậy, họ sẽ vi phạm Luật An ninh Quốc gia của Trung Quốc tại Hong Kong vì hợp tác với Hoa Kỳ.

 

Luật An ninh Quốc gia cho phép khởi tố hình sự bất kỳ cá nhân nào hỗ trợ nước ngoài áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Hong Kong hoặc Trung Quốc. Mức án tối thiểu là 3 năm tù, mức tối đa là tù chung thân. Chúng ta sẽ chờ xem liệu các ngân hàng có bị luật an ninh nhắm đến vì tuân thủ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các quan chức Hong Kong hay không.

(Theo ntdvn.com)