Lính Trung Quốc và lính Ấn Độ chạm trán nơi biên giới (ảnh chụp màn hình YouTube / NTDAPTV).

 

 

 

Xung đột Trung-Ấn tiếp tục leo thang. Hôm qua (ngày 25/10), có tin quân đội Trung Quốc đã bắt giữ 20 lính Ấn Độ tại Arunachal Pradesh, khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng, theo Vision Times.

 

 

Một cư dân mạng Ấn Độ đã đăng trên Twitter hôm Chủ Nhật (25/10), trích dẫn nguồn tin địa phương cho biết, ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã bị ĐCSTQ bắt cóc tại ngôi làng hẻo lánh Nacho thuộc huyện Upper Subansiri, bang Arunachal Pradesh. Tuy nhiên, các tin tức liên quan vẫn chưa được phía Trung Quốc và Ấn Độ xác nhận.

 

 

---

 

 

 

“Arunachal Pradesh” nơi xảy ra vụ việc tiếp giáp với Khu tự trị Tây Tạng, thủ phủ của nó là Itanagar. Ngoại trừ một vài khu vực thiểu số như huyện Changlang và Tirap, phần lớn bang nằm ở phía nam Tây Tạng, nơi có tranh chấp chủ quyền ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc tuyên bố rằng họ có chủ quyền đối với khu vực phía nam Tây Tạng, và đã đặt nó trong phạm vi quản lý của 6 huyện Cuona, Longzi, Langxian, Milin, Mêdog và Chayu thuộc Khu tự trị Tây Tạng, và không công nhận chủ quyền của Ấn Độ đối với khu vực này.

 

 

Theo báo cáo từ “The North East Today” hôm 25/10, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã đối đầu ở phía đông Ladakh kể từ đầu tháng 5 năm nay, và binh lính hai bên thường xuyên xảy ra các vụ đụng độ. 

 

 

Tháng 9 năm nay, 5 người Ấn Độ đã bị quân đội Trung Quốc bắt giữ tại khu vực biên giới bang Arunachal Pradesh, và 5 người này đã được thả sau các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng vào thời điểm đó, bên phía Trung Quốc chỉ ra 5 người này là gián điệp.

 

 

Sau đó, ngày 19/10, một lính Trung Quốc tên Vương Á Long đã bị quân Ấn Độ bắt ở Demchok, phía đông Ladakh, khi đang cố gắng vượt qua Đường kiểm soát thực tế ở biên giới Trung – Ấn (LAC).

 

 

Bên phía Ấn Độ đã hỗ trợ y tế như oxy, thức ăn và quần áo ấm… cho người lính này để anh ta tránh phải chịu đựng cái khổ của thời tiết khắc nghiệt ở nơi địa hình cao.

 

 

Sau khi tin tức được đưa ra, “Thời báo Hoàn Cầu” – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ tuyên bố rằng vụ việc chỉ là do bị lạc. Ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), tổng biên tập của tờ báo này nhấn mạnh rằng vụ việc sẽ không tạo ra căng thẳng mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

 

 

Tuy nhiên, các tuyên bố liên quan không phù hợp với cuộc điều tra của Ấn Độ. Các quan chức Ấn Độ cáo buộc người lính này khi bị bắt có mang theo thiết bị lưu trữ, túi ngủ và điện thoại di động khi bị bắt, nên bị tình nghi dính líu đến các hoạt động gián điệp.

 

 

Trên thực tế, xung đột biên giới Trung-Ấn đã nóng lên từ tháng 5 năm nay. Cuộc đàm phán gần đây nhất giữa hai bên là vòng đàm phán Trung-Ấn lần thứ bảy vào ngày 13/10 kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ.

 

 

Mặc dù cả hai đều tuyên bố rằng chỉ huy quân đội của hai nước đã có buổi thảo luận tích cực và mang tính xây dựng để giải quyết đối đầu đã kéo dài nhiều tháng tại biên giới tranh chấp, nhưng cả hai phía vẫn chưa đưa ra tín hiệu rút quân.

(Theo dkn.tv)