British Home Secretary Priti Patel at Imperial College London where she announced the new Immigration rules Source: AAP

(Theo SBS Việt ngữ)

Chính phủ Anh tiết lộ việc duyệt xét quan trọng về luật lệ di trú qua việc sử dụng một hệ thống tương tự tại Úc dựa trên việc tính điểm trong mục tiêu nhằm chú tâm nhiều hơn về tay nghề. Trong tương lai, sẽ không có phương cách nào để vào nước Anh với những người có tay nghề thấp kém, thế nhưng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh cáo việc nầy dẫn đến tình trạng thiếu hụt công nhân.

Việc Anh quốc ra khỏi Liên Âu vào tháng giêng, hiện dấy lên những thay đổi lớn lao về luật lệ di trú của nước nầy, vốn đã tồn tại trong hàng thập niên qua.

Trong thời gian còn là thành viên của Liên hiệp Âu châu của nước Anh và cho đến khi giai đoạn chuyển tiếp diễn ra cho đến tháng chạp, các công dân của bất cứ 27 quốc gia Âu châu, có thể sống tự do và làm việc tại nước Anh.

Việc di trú được xem là một trong các vấn đề quan trọng, dẫn đến việc bỏ phiếu Brexit ra khỏi Liên Âu.

Bộ trưởng Nội vụ Anh quốc là bà Priti Patel cho biết, Anh quốc hiện quan tâm đến việc bảo vệ biên giới.

“Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập niên, chính phủ có thể lấy lại việc kiểm soát và điều hành hệ thống di trú, sau khi chúng tôi ra khỏi Liên Âu, chấm dứt tình trạng tự do đi lại và việc di dân những người có tay nghề thấp".

"Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ có số di dân ít hơn và đó là tâm điểm của chính sách nầy về một hệ thống dựa trên việc tính điểm”, Priti Patel.

Hệ thống mới sẽ thẩm định các di dân theo một loạt các tay nghề, khả năng, lương bổng hay nghề nghiệp.

Những người hy vọng làm việc tại Anh, sẽ cần có một đề nghị làm việc với mức lương dưới 50 ngàn đô la Úc mỗi năm.

Các di dân kiếm được mức lợi tức thấp hơn, có thể đến Anh nếu họ có các khả năng khác.

Những di dân có tay nghề đòi hỏi phải có trình độ đại học, thế nhưng trong tương lai, chỉ cần có một chứng chỉ tương đương với tiền đại học tại Anh, với điểm A.

Bà Patel cho biết, quyết định mới sẽ hoàn thành các hứa hẹn lúc tranh cử, của Thủ tướng Boris Johnson.

“Vì vậy đây là một hệ thống di dân duy nhất trên toàn cầu, nó không phân biệt quí vị đến từ nơi nào hay từ quốc gia nào quí vị đến".

"Thế nhưng quan trọng hơn, đó là tay nghề mà quí vị mang vào Anh quốc. Vì vậy, kết quả là số di dân sẽ thấp đi và đó là mục đích để có hệ thống như vậy”, Priti Patel.

Được biết hàng trăm ngàn công dân Liên Âu hiện có các công việc trong ngành nông nghiệp, chăm sóc y tế và nhà hàng tương đối có mức lương thấp.

Phát ngôn nhân Lao động đối lập là bà Bell Bibeiro Addy cảnh cáo rằng những thay đổi cấp tiến có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng về nhân dụng trong các lãnh vực.

“Chúng ta cần nhiều người làm việc trong lãnh vực chăm sóc xã hội, để khiến cho hệ thống nầy hoạt động và khiến cho hệ thống nầy sống còn, cũng như thực sự đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và thị trường nhân dụng của chúng ta".

"Cũng có các ngoại lệ, để cho phép các công nhân có lương bổng thấp được vào nữa”, Bell Bibeiri Addy.

Thế nhưng bà Patel nhấn mạnh rằng, có nhiều công dân Anh thích hợp cho các công việc như vậy.

“Chúng ta có hơn 8 triệu người, đó là 20 phần trăm của lực lượng lao động, tuổi từ 16 đến 64 mà về mặt kinh tế là chẳng hoạt động vào lúc nầy”, Priti Patel.

"Chúng ta cần một hệ thống công bằng, chúng tôi không chơi trò chính trị như đảng cầm quyền, vì những mục tiêu về con số đó không bao giờ đạt đến”, Diane Abbott.

Tuy nhiên Anh quốc hầu như toàn dụng về mặt nhân công vào lúc nầy và nhiều người trong số 8 triệu công nhân là các sinh viên toàn thời, những người về hưu và những người có trách nhiệm chăm sóc.

Ông Karim Fateh là chủ nhân của một công ty sản xuất thiết bị kỹ thuật cao tại Anh, hiện thu dụng một số công nhân ngoại quốc cho biết, tìm kiếm các ứng viên người Anh thích hợp sẽ rất khó khăn.

“Chúng tôi cảm thấy khó khăn để tìm người giúp việc, vì những công việc được quảng cáo với lương căn bản là 21 ngàn bảng Anh".

"Chúng tôi không có nhiều ứng viên hay nếu có, thì họ không dính líu vào lãnh vực mà chúng tôi tìm kiếm”, Karim Fateh.

Trong khi đó, bà Patel cho biết mục đích của hệ thống là hạ thấp con số di dân, thế nhưng không đặt ra bất cứ mục tiêu di dân nào cả.

“Sự thành công cho chúng tôi là có một nền kinh tế sống động, được sự hỗ trợ của các di dân có tay nghề, từ những cá nhân đến nước nầy dựa trên hệ thống tính điểm, vốn có thể đóng góp vào nên kinh tế của chúng ta”, Priti Patel.

Còn phát ngôn nhân đối lập về Nội vụ là bà Diane Abbott nói rằng, điều sai lầm là đo lường việc di dân thuần túy bằng con số và làm ngơ việc đóng góp của di dân, mang lại cho nền kinh tế nước Anh.

“Nói về chuyện di dân như là một vấn đề khó khăn, là không phải là thứ mà giới lãnh đạo chính phủ đưa ra".

"Trái lại đảng Lao động kỷ niệm sự đóng góp của người nhập cư".

"Chúng ta cần một hệ thống công bằng, chúng tôi không chơi trò chính trị như đảng cầm quyền, vì những mục tiêu về con số đó không bao giờ đạt đến”, Diane Abbott.

Được biết kế hoạch di trú phải được Quốc hội thông qua, mà người ta hy vọng sẽ thực hiện được, do đảng Bảo thủ nắm giữ đa số tại Quốc hội.