Các sĩ quan thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Liên Bang Úc được chụp ảnh sau khi bắt giữ một lượng lớn ma túy đá ở Tây Úc hồi năm 2017.

 

 

 

 

 

Các sĩ quan thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Liên Bang Úc trưng ra hàng bó tiền mặt tịch thu được từ tội phạm ma túy có tổ chức hoạt động trên toàn vùng Đông Nam Á.

 

 

 

 

 

 

Các hồ sơ tình báo tiết lộ, các trùm ma túy Trung Quốc đang đầu tư vào kế hoạch Sáng Kiến ​​Vành Đai và Con Đường (Belt and Road Initiative)  của Bắc Kinh để rửa hàng chục triệu đô-la có được từ buôn bán cocaine, ma túy tổng hợp, và heroin ở Úc.

 

 

Ba trong số những trùm tội phạm có tổ chức lớn nhất ở Úc đã lấy tiền mặt từ hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp và rửa sạch thông qua các dự án cơ sở hạ tầng do Bắc Kinh hậu thuẫn trên khắp Châu Phi và Trung Đông.

 

 

Hãng tin News Corp tường trình rằng các cuộc điều tra chung của Cảnh sát Liên Bang Úc và Ủy ban Tình báo Hình sự Úc Đại Lợi đã phát hiện ra các thương vụ “đầu tư” này thường được thực hiện theo điều kiện “có lợi cho nước chủ nhà”, những người không biết về nguồn gốc của những quỹ tài trợ này.

 

 

Tiết lộ này được đưa ra hai ngày sau khi Ngoại Trưởng Marise Payne tuyên bố chính phủ liên bang sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để hủy bỏ thỏa thuận Vành đai và Con đường năm 2018 của chính quyền tiểu bang Victoria với Trung Quốc - làm dấy lên phản ứng dữ dội từ Bắc Kinh và đe dọa hành động pháp lý.

 

 

Bộ trưởng Quốc Phòng Úc Đại Lợi, Peter Dutton, đã phản pháo vào thứ Sáu và nói rằng nước Úc sẽ không “đầu hàng” trước những lời đe dọa trả đũa.

 

Ông nói: “Chúng tôi sẽ không để các giá trị Úc bị tổn hại, chúng tôi sẽ không từ bỏ chủ quyền của mình.”

 

 

Hai trong số các ông chủ của hội Tam Hoàng (Triad) đã đầu tư mạnh vào sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là các doanh nhân người Úc gốc Á.

 

 

Một trong số đó có trụ sở tại Hồng Kông và điều hành một hoạt động buôn lậu ma túy với sự giúp đỡ của các băng nhóm bikie ngoài vòng pháp luật ở Úc.

 

 

Một nhân vật khác được chính quyền đặt tên là Mục tiêu của Tổ chức Ưu tiên nước Úc – Australia Priority Organisation Target - có liên quan đến hoạt động buôn bán ma túy quy mô lớn trên khắp Châu Á Thái Bình Dương.

 

 

Các nhà chức trách đã truy tìm nguồn tiền từ buôn bán ma túy của họ đến tận các dự án phát triển của Trung Quốc ở Zimbabwe, Pakistan, Oman và Miến Điện (Myanmar).

 

 

Các trùm ma túy có liên hệ ở nước Úc không phải là các nhân vật tội phạm có tổ chức đầu tiên từ Trung Quốc sử dụng chính sách thương mại đặc trưng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì những lý do bất chính.

 

 

Các cuộc điều tra của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã cáo buộc, tại Hoa Kỳ và các nơi khác, các nhóm Tam Hoàng (Triad) đã tích lũy lợi nhuận bất chính của họ vào các dự án Vành đai và Con đường.

 

 

Thủ hiến tiểu bang Victoria, Daniel Andrews, đã ký một biên bản ghi nhớ với Trung Quốc vào năm 2018 và sau đó ký một “thỏa thuận khung” (framework agreement) với Bắc Kinh vào năm 2019.

 

 

 

 

 

Kế hoạch Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường - Belt and Road Initiative – là chính sách mang dấu ấn của Chủ Tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình.

 

 

 

 

 

 

Các lĩnh vực hợp tác bao gồm sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty Trung Quốc vào chương trình cơ sở hạ tầng của tiểu bang Victoria và thúc đẩy các doanh nghiệp của Victoria tại Trung Quốc.

 

 

Nó cũng cho phép các công ty thiết kế và kỹ thuật của Victoria tham gia đấu thầu các hợp đồng Vành đai và Con đường trên khắp thế giới.

 

 

Ông Andrews trước đây đã nói rằng ông đã thực hiện thỏa thuận bí mật để tăng cường việc làm trong tiểu bang.

 

 

Nhưng với lập trường ngày càng đối đầu của Trung Quốc dành cho nước Úc, Thượng nghị sĩ Payne cho rằng những thỏa thuận như vậy không phù hợp với các mục tiêu chính sách đối ngoại của Úc.

 

 

Bà nói trong một tuyên bố: “Tôi coi những thỏa thuận này là không phù hợp với chính sách đối ngoại của Úc, hoặc bất lợi cho quan hệ đối ngoại của chúng ta.”

 

 

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là chính sách mang dấu ấn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhằm mục đích sử dụng các dự án phát triển để khẳng định sức mạnh toàn cầu.

 

 

Những người chỉ trích đã gán cho cái tên “ngoại giao bẫy nợ” (debt trap diplomacy) đầy nội tâm, theo đó Trung Quốc làm cho các quốc gia nghèo khó gánh hàng núi nợ mà sau đó Trung Quốc sẽ xóa nợ  để đổi lấy quyền kiểm soát chính sách đối ngoại của các nước mắc nợ.

 

 

 

 

Hàng núi ma túy bị truy bắt ở Miến Điện (Myanmar) hồi năm 2018.

 

 

 

 

 

Ma túy tổng hợp bị bắt giữ sau khi chúng được dấu trong các hộp khoai tây và được chở từ Ý Đại Lợi đến Úc.

 

 

 

 

 

 

 

Quyết định hủy bỏ thỏa thuận của Úc  đã khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc lên tiếng bày tỏ sự tức giận của họ thông qua Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc.

 

 

Mối quan hệ của Úc với Trung Quốc đã xấu đi kể từ tháng Tư năm ngoái.

 

 

Lời kêu gọi của Thủ tướng Scott Morrison về một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch coronavirus - xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019 - là điểm bùng phát căng thẳng.

 

 

Bắc Kinh tức giận vì lời kêu gọi của Úc về sự minh bạch về nguồn gốc đại dịch Covid-19, và Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp đặt các lệnh cấm và thuế quan tùy tiện đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đô-la của Úc bao gồm lúa mạch, rượu vang, bông, hải sản, thịt bò, đồng và than đá.

(Theo dailymail.co.uk)