Lãnh đạo các quốc gia thuộc nhóm G-7 chụp chung tấm hình tại Lâu Đài Elmau, đô thị, gần tỉnh Garmisch-Partenkirchen, nước Đức, trong cuộc họp thượng đỉnh. Nguồn: AAP
QUỐC TẾ - Các nhà lãnh đạo G7 gặp gỡ tại Bavaria, tại hội nghị thượng đỉnh năm 2022, chương trình nghị sự tập trung vào Nga, Trung Quốc và sự biến đổi khí hậu. Nhiều cam kết đã đưa ra nhằm chống lại sự ảnh hưởng của những vấn đề này đối với các quốc gia đang phát triển.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố tung ra sáng kiến hợp tác hạ tầng cơ sở toàn cầu, được thiết lập nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại các nước đang phát triển.
Sáng kiến có mục đích huy động 600 tỷ đô la từ các quốc gia thuộc nhóm bảy nền kinh tế dẫn đầu thế giới, từ đây đến năm 2027, nhằm ủng hộ các dự án về cơ sở hạ tầng trên toàn cầu.
Các giới chức Mỹ từng cho rằng sáng kiến cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã đưa nhiều quốc gia đang phát triển lâm vào bẫy nợ và sự đầu tư mà Trung Quốc mời mọc đã mang lại lợi ích cho chính Trung Quốc nhiều hơn là cho các quốc gia đi vay.
Những thách thức này đầy khó khăn, thậm chí đối với các nguồn lực của G7. Tuy nhiên các quốc gia đang phát triển thường bị thiếu hụt cơ sở hạ tầng thiết yếu để giúp họ vượt qua các cú sốc toàn cầu, chẳng hạn như đại dịch vừa qua, họ hứng chịu sự ảnh hưởng nặng nề hơn và khó hồi phục hơn. Trong một thế giới có mối liên kết sâu sắc như hiện nay, thì đó không còn là vấn đề nhân đạo nữa. Mà đó là vấn đề an ninh và kinh tế đối với tất cả chúng ta.
Ông Biden nói sáng kiến này sẽ tăng cường nền kinh tế cho các nước tham gia.
Tôi muốn nói rõ rằng, đây không phải là làm từ thiện. Đây là sự đầu tư sẽ mang lại kết quả cho tất cả mọi người, từ người Mỹ đến người dân ở các quốc gia tham gia. Nó sẽ tăng cường tất cả các nền kinh tế, là đó là cơ hội mà chúng ta có thể chia sẻ một tầm nhìn tích cực về tương lai, cũng như cho các cộng đồng trên thế giới thấy được các lợi ích chắc chắn đối với bản thân họ, nếu họ hợp tác với các nền dân chủ. Bởi vì chỉ có các nền dân chủ mới thể hiện đúng những gì chúng ta có thể làm, thể hiện đúng tất cả những gì chúng ta có thể mang lại, tôi không nghi ngờ gì cả, chúng ta sẽ luôn giành chiến thắng trong mọi cuộc phân tranh.
Thủ tướng Nhật nói đất nước ông sẽ đầu tư hơn 65 tỷ Mỹ kim nhằm ủng hộ hợp tác xây dựng hạ tầng cơ sở toàn cầu.
Ông Fumio Kishida cho rằng sự đầu tư có chất lượng cao vào hạ tầng cơ sở là cần thiết nhằm giải quyết các thách thức mà thế giới đang đối mặt.
Từ quan điểm này, Nhật sẽ đầu tư hơn 65 tỷ Mỹ kim ủng hộ hạ tầng cơ sở và các sự tài trợ cho khối tư nhân trong vòng 5 năm tới. Ngoài các thách thức như COVID -19 và biến đổi khí hậu, thì thế giới đang phải đối mặt với giá cả hàng hoá và năng lượng tăng chóng vánh, cũng như các chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Nhằm giải quyết các vấn đề này, sự đầu tư chất lượng cao vào hạ tầng cơ sở là vô cùng cần thiết.
Lãnh đạo Liên minh Âu Châu Ursula von der Leyen nói EU cũng tham gia hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu của tổng thống Mỹ.
Nhóm Âu Châu sẽ huy động 300 tỉ euro cho đến năm 2027, trong vòng 7 năm, từ các nguồn công và tư nhân, 300 tỷ euro để xây dựng cơ sở hạ tầng có chất lượng bền vững cũng như các sự đầu tư về cơ sở hạ tầng y tế, được tiến hành một cách minh bạch, nhằm cải thiện cuộc sống hàng ngày, và mang lại lợi ích thật sự cho các cộng đồng ở dưới đáy.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng tuyên bố tương tự.
Tôi vui mừng tuyên bố rằng nước Đức, cùng với nhà băng dành cho mục tiêu phát triển sẽ sẵn sàng cho vay 300 triệu euro nhằm cải tổ chính sách năng lượng, như một sự ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến GDTP. Đây là một phần đóng góp của Đức vào số tiền chung 8.5 tỷ Mỹ kim của G7 trong vòng ba đến 5 năm tới.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng cam kết ủng hộ các nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Canada sẽ tăng gấp đôi cam kết tài chánh về môi trường quốc tế lên 5.3 tỷ đô la trong vòng 5 năm, nhằm ủng hộ những nỗ lực này, bao gồm 1 tỷ đô la đầu tư vào các chương trình chuyển đổi than đá. Dĩ nhiên, nếu chúng ta muốn thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng, thì chúng ta cần tìm đến những sự đầu tư thuộc khối tư nhân rộng lớn và đầy đủ hơn, bởi vì không một khoản tiền công nào có thể giải quyết nổi vấn đề này.
Chủ tịch Hội đồng Âu châu Charles Michel ủng hộ mục tiêu về cơ sở hạ tầng cũng là ưu tiên của Liên minh Âu Châu.
Liên minh Âu Châu là một dự án về hoà bình và thịnh vượng, tuân thủ quy định của pháp luật và ủng hộ đa phương. Chúng tôi là những đối tác thật sự mang tiêu chuẩn cao về nhân sự, xã hội và quyền của người lao động, chúng tôi hợp tác với G7 mong muốn thúc đẩy cơ sở hạ tầng một cách bền vững, hoà hợp, kiên cường và có chất lượng cao tại các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.
Các nhà lãnh đạo đến từ Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật, với khách mời là Liên minh Âu Châu, đã đồng ý cấm Nga xuất cảng vàng, trong một hành động cứng rắn thêm nữa nhằm cắt giảm mạch máu tài chánh của Moscow.
Khi các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Bavaria, các nhà vận động thuộc tổ chức Greenpeace đã tiến hành một cuộc biểu tình về môi trường trên đỉnh núi cao nhất Đức.
Họ treo một dải băng rôn lớn với dòng chữ “Thoát khỏi nhiên liệu hoá thạch - Bước vào nền hoà bình” trên đỉnh núi Zugspitze nhằm nỗ lực khuyến khích các nhà lãnh đạo G7 hành động về biến đổi khí hậu.
Họ cũng treo vào đó một dải băng rôn lớn khác với những từ ngữ tương tự về băng hà.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2022 xảy ra tại Đức từ ngày 26 đến ngày 28 tháng Sáu.