Người đứng đầu bộ phận an ninh của Nga cho biết Moscow sẽ đáp trả quyết định của Lithuania về việc cấm vận chuyển hàng hóa từ Nga đến Kaliningrad bằng đường sắt. Nguồn: AAP / AP.
ÂU CHÂU - Nga đe dọa trả đũa Lithuania do nước nầy cấm chuyển hàng hoá của Nga, thế nhưng Lithuania cho biết họ chỉ thi hành lệnh cấm vận do Liên Âu đồng ý. Việc nầy diễn ra khi Nga tiếp tục tấn công Ukraine và một nhân vật được giải Nobel hòa bình đã bán đi huy chương, để hỗ trợ cho trẻ em Ukraine.
Nga cảnh cáo Lithiuania về hậu quả nghiêm trọng, sau khi nước nầy nghiêm cấm việc chuyển vận một số hàng hoá bằng xe lửa, đến lãnh thổ Kaliningrad của Nga.
Viên chức cao cấp về an ninh của Nga, là ông Nilolai Patrushev, nói rằng hành động này vi phạm các hiệp ước được ký kết và Nga khẵng định việc đáp trả, trước việc mà ông gọi là hành động ‘thù nghịch’ của Lithiuania.
Ông Nilolai Patrushev nói “Thí dụ này cho thấy, quí vị không thể tin cậy các tuyên bố bằng miệng hay bằng văn bản của Tây phương".
"Nga chắn chắn sẽ đáp trả với hành động thù nghịch nầy và các biện pháp thích hợp sẽ được thảo luận giữa các cơ quan, để thực hiện trong tương lai gần".
"Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng và rất tiêu cực, đối với người dân Lithuania”.
Trong khi đó Thủ Tướng Lithuania, Ingrida Simonnyte nói rằng, nước này chỉ áp dụng các chế tài của Liên Âu, vốn được các nước hội viên EU đồng ý.
Được biết Bộ Ngọai Giao Nga đã triệu tập đại sứ EU đến Moscow là ông Markus Ederer, để chính thức phản kháng.
Ông nầy thúc giục Nga hãy tự chế, không có hành động hay lời lẽ nào leo thang, trước tình hình này.
Ông Markus Ederervnói “Tại đây tôi có cơ hội để nói rõ về lập trường của Liên Âu rằng, không có những chuyện như cấm vận chuyển, không có những chuyện như phong tỏa".
"Tôi lập lại rằng với phía Nga rằng, nên bình tỉnh và không nên leo thang”.
Việc nầy diễn ra khi Tổng Thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy cho biết, tình hình chiến trường tại khu vực Luhansk ở phía đông vẫn còn nhiều thách thức, trong lúc Nga gia tăng nỗ lực nhằm đẩy lui quân đội Ukraine khỏi các khu vực then chốt.
Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nói “Tình hình ở tuyến đầu không có gì thay đổi đáng kể".
"Nhờ chiến thuật linh động, quân đội Ukraine đang củng cố khả năng phòng thủ ở khu vực Luhansk và đó thực sự là điểm khó khăn nhất".
"Những kẻ chiếm đóng đang dồn ép mạnh mẽ, và về hướng Donetsk trong vùng Kharkiv".
"Các cuộc pháo kích ác liệt và thô bạo của Nga, sẽ không mang lại lợi ích gì cho họ, nhưng quân đội Nga thì không có lý do gì mà chẳng làm, dù việc nầy chỉ tiếp tục phá hủy, tiếp tục giết chết".
"Điều này dường như cho thấy, Nga không đứng yên".
"Ở phía nam, chúng ta đang bảo vệ vùng Mykolaiv, vùng Zaporizhzhia của chúng ta và việc giải phóng vùng Kherson vẫn đang tiếp tục diễn ra”.
Trong khi đó Nga đã chiếm được một số khu định cư gần các thành phố Lysychansk và Severodonetsk trong vùng Luhansk, theo người đứng đầu khu vực và bộ Tổng tham mưu Ukraine.
Ông Luhansk Serhiy Gaidai xác nhận, Nga đã chiếm được khu định cư Toshkivka ở phía nam Severodonetsk.
Trong khi đó ông Dmitry Muratov, người đồng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2021 và là biên tập viên của một trong những tờ báo độc lập lớn cuối cùng của Nga, đã bán đấu giá huy chương Nobel của mình hôm Thứ Hai ngày 20 tháng 6 giờ địa phương, với mức kỷ lục 149 triệu đô la Úc hay 103,5 triệu Mỹ Kim, ông giải thích: “Tôi nghĩ điều quan trọng đối với tôi là một công dân Nga và Nga đang xâm lược Ukraine, tôi cảm thấy có trách nhiệm về những gì đất nước tôi và công dân nước tôi đang làm".
"Tôi chắn chắn rất nhiều người Nga cũng giống như chúng tôi, muốn làm một việc gì đó và chúng tôi hiện tìm cách làm một số chuyện”.
Trong khi đó Thụy Điển đã có một bước quan trọng, nhằm đáp ứng đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ, trong việc chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của nước nầy, Tổng Thư Ký NATO là ông Jens Stoltenberg cho biết.
Ông Jens Stoltenberg nói “Tôi hoan nghênh việc Thụy Điển bắt đầu thay đổi luật lệ chống khủng bố, để bảo đảm rằng luật lệ về xuất cảng vũ khí sẽ phản ảnh vị thế tương lai của nước nầy, như một thành viên của NATO với những cam kết mới với đồng minh".
"Đây là 2 bước quan trọng, nhằm đáp ứng các quan ngại do Thổ Nhĩ Kỳ nêu lên”.
Được biết Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập liên minh NATO hồi tháng rồi, trước việc Nga xâm lược Ukraine.
Đơn xin của họ đã vấp phải sự chống đối chưa từng có của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã giận dữ trước việc dường như Thụy Điển ủng hộ cho phiến quân người Kurd, cũng như trong một quyết định trước đây đã thu hồi giấy phép xuất cảng vũ khí sang Thổ.
Thủ Tướng Thụy Điển Magdalena Andersson nói rằng, nước nầy đã thay đổi luật lệ chống khủng bố và hiện ở trong tiến trình thắt chặt hơn nữa.
Thủ tướng Magdalena Andersson nói “Chúng tôi đã thay đổi luật lệ trong những năm qua và hiện có luật pháp mạnh mẽ chống lại khủng bố hơn trước đây".
"Ngoài ra trong thời gian tôi làm Bộ Trưởng Tài chánh, chúng tôi có luật lệ hết sức nghiêm khắc, đối với việc tài trợ cho khủng bố".
"Vào ngày 1 tháng 7 sắp tới, sẽ có luật lệ mạnh mẽ hơn nữa".
"Vì vậy không có nghi vấn nào ở đây về việc, liệu Thụy Điển có luật lệ mạnh mẽ hay không đối với khủng bố, cũng như việc chúng tôi sẵn lòng chống lại khủng bố”.
Trong khi đó Tổng Thống Hoa Kỳ, Joe Biden, cho biết dường như ông sẽ không viếng thăm Ukraine, khi sang Âu Châu vào cuối tháng nầy để tham dự cuộc họp thượng đỉnh với các nước đồng minh của Mỹ, ông giải thích lý do.
Ông Joe Biden nói “Rất nhiều thứ liên quan đến việc, liệu có gây ra nhiều khó khăn hơn cho người Ukraine hay không".
"Liệu nó có làm mất tập trung vào những gì đang diễn ra hay không".
"Thế nhưng tôi đã gặp Zelenskyy và đã nói chuyện với ông ấy gần như hoặc ít nhất, 3 hoặc 4 lần một tuần".
"Tôi sẽ đến Đức hơn là đến Tây Ban Nha, đến Israel rồi Ả Rập Xê-út cho một cuộc họp lớn hơn với cộng đồng ở đó, sau đó tôi sẽ có thể sẽ bay trực tiếp về nhà”.
Ông Biden tin rằng Ukraine có nhiều triễn vọng trở thành thành viên của Liên minh Âu châu.
Các nhà lãnh đạo E-U ở Brussels dự kiến, sẽ ký tên theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu.