Ảnh chụp ngày 25/9/ 2015, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng trong Tiệc trưa cấp Nhà nước dành cho Trung Quốc do Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry chủ trì tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC. ( PAUL J. RICHARDS/AFP / Getty Images)
Kết quả cuộc bầu cử Mỹ vẫn chưa ngã ngũ, nhưng sau khi các kênh truyền thông cánh tả giúp ông Biden tự tuyên bố là "Tổng thống đắc cử", một số nguyên thủ quốc gia cánh tả ngay lập tức "chúc mừng", nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì cứ ‘ngập ngừng’ mãi. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình cuối cùng đã gửi điện “chúc mừng” cho ông Biden hôm 25/11.
Theo thông cáo của Tân Hoa Xã đăng lúc 9h30 tối ngày 25/11 theo giờ Bắc Kinh (tức 8h30 sáng ngày 25/11 giờ miền Đông), ông Tập Cận Bình đã gửi điện cho Biden "Chúc mừng ông đã được bầu làm Tổng thống Mỹ”. Đồng thời, Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn cũng chúc mừng bà Harris "được bầu làm Phó Tổng thống Mỹ".
Thông cáo viết, ông Tập Cận Bình "chỉ ra" trong điện mừng rằng "quan hệ Trung - Mỹ lành mạnh và ổn định", phù hợp với "lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước" và "kỳ vọng chung của cộng đồng quốc tế", hy vọng rằng hai bên sẽ "không xung đột hay đối đầu" và "tập trung vào hợp tác".
Về vấn đề này, các nhà phê bình thời sự đã bình luận trên phương tiện truyền thông mạng xã hội rằng: "Rốt cuộc cũng không thể nhịn nổi nữa" hay “Cuối cùng cũng không đợi nổi nữa”.
Sau ngày bầu cử Mỹ, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã từng bày tỏ "không quan tâm" đến việc này. Ngay cả sau khi ông Biden tuyên bố "đắc cử" vào ngày 7/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng chỉ bày tỏ rằng "có thấy ông Biden đã tuyên bố đắc cử", nhưng Trung Quốc "hiểu rằng kết quả cuộc bầu cử sẽ được xác định theo luật pháp và trình tự của Hoa Kỳ". Mãi đến ngày 13/11, Bộ Ngoại giao mới đổi giọng thành "chúc mừng ông Biden và bà Harris", nhưng vẫn giữ nguyên cụm từ tuân theo "luật pháp và trình tự của Hoa Kỳ".
Còn bây giờ thì đích thân ông Tập Cận Bình “chúc mừng” ông Biden, cho thấy Trung Quốc không muốn tiếp tục “hiểu rằng kết quả cuộc bầu cử sẽ được xác định theo luật pháp và trình tự của Hoa Kỳ” nữa.
Kể từ khi virus Corona Vũ Hán lây lan ở Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump, người ủng hộ đường lối cứng rắn áp chế ĐCSTQ, đã nhiều lần bày tỏ “không muốn nói chuyện với Tập Cận Bình”, và tuyên bố này đến nay đã được gần 10 tháng.
Ông Biden đã nói từ rất lâu trước khi diễn ra cuộc bầu cử rằng, nếu ông đắc cử thì sẽ dỡ bỏ thuế quan mà ông Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc và chính sách kiềm chế ĐCSTQ cũng sẽ được thay đổi từ gây áp lực mạnh mẽ sang “bắt tay cùng với các đồng minh để khiến ĐCSTQ tuân thủ các quy tắc”. Người được ông Biden đề xuất bổ nhiệm làm "Cố vấn An ninh Quốc gia" - Jake Sullivan cũng chủ trương từ năm 2017 rằng "Hoa Kỳ nên khuyến khích sự trỗi dậy của Trung Quốc".
Trước cuộc bầu cử, vụ bê bối "ổ cứng nhà Biden" đã phơi bày cuộc sống thối nát của gia đình Biden và mối liên hệ lợi ích của họ với ĐCSTQ. Ông Giuliani - Luật sư riêng của ông Trump, tố cáo rằng, ông tin là ĐCSTQ đã nắm được đoạn video dâm loạn của Hunter, con trai của ông Biden và sử dụng nó để tống tiền nhà Biden. Nhà bình luận thời sự gốc Hoa Giang Phong (Jiang Feng) thẳng thừng tuyên bố rằng Biden và con trai của ông đã bị ĐCSTQ "mua đứt".
Ngoại giới nói chung đều cho rằng ĐCSTQ dính líu rất sâu đến gian lận trong cuộc bầu cử năm nay của Hoa Kỳ.
Đông Phương
Theo NTD tiếng Trung
(ntdvn.com)