Các tàu kéo lúc đang ở gần tàu chở hàng container, Ever Given, sau khi nó được “giải cứu” bên trong Kênh Đào Suez. Nguồn:  AAP

 

 

 

 

 

Hàng trăm con tàu đang bắt đầu di chuyển qua kênh đào Suez, sau khi con tàu chở hàng khổng lồ Ever Given được kéo ra khỏi điểm tắc nghẽn. Với các phí tổn được nhân lên mỗi giờ, nhiều người đặt ra câu hỏi về tương lai của con kênh đào này.

 

 

 

Con tàu chở hàng 220,000 tấn, Ever Given, là con tàu khổng lồ chặn ngang kênh đào Suez suốt một tuần, cuối cùng đã được cho nổi cao lên và khởi hành trở lại.

 

 

 

Một sự kiện trăng tròn khiến mực nước thủy triều dâng cao thêm  45 cm, cùng với một đội tàu kéo, được cho là đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động ‘giải cứu’ trên.

 

 

Peter Berdowski là Giám đốc điều hành của Boskalis, công ty mẹ của Smit Salvage, cho biết rằng, thủy triều dâng lên cao đã giúp ngăn chặn được hàng tỷ đô la thiệt hại mỗi ngày trong ngành thương mại hàng hải.

 

 

 

Con kênh 150 năm tuổi này có thể cho phép 52 tàu qau lại mỗi ngày, và chiếm 12% tổng lượng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn thế giới.

 

 

 

Khoảng 30% khối lượng vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu đi qua kênh đào này hàng ngày, trong đó vận chuyen nhiên liệu và hàng tiêu dùng.

 

 

Tuyến lưu thông thay thế duy nhất cho các tàu xuất phát và đi đến châu Á và châu Âu, là ở mũi phía Nam của châu Phi, và thời gian di chuyển sẽ mất thêm một tuần lễ.

 

 

Giới hữu trách đã phải chuyển hơn 30 ngàn mét khối bùn lầy để giải phóng con tàu bị tắc nghẽn.

 

 

Thuyền trưởng Nicolas Sloane, Phó Chủ tịch Liên minh Cứu hộ Quốc tế cho biết con tàu và kênh đào hiện đang được kiểm tra xác định mức thiệt hại.

 

 

"Và sau đó, họ sẽ bắt đầu kiểm tra chi tiết từ mũi tàu cho đến đuôi tàu, để xem chuyện gì đã xảy ra, thiệt hại những gì, rồi xem có đủ an toàn để họ tiếp tục đi tiếp và ra khỏi Suez hay không. Đồng thời, họ sẽ bắt đầu kiểm tra chi tiết khu vực tiếp giáp, nơi con tàu va vào, để xem bao nhiêu phần đã bị dịch chuyển và khả năng nó đã có thể tác động đến bức tường sâu bên trong của kênh đào."

 

 

Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn tiếp diễn, khi mà hơn 400 con tàu, trước đó bị tắc trong thời gian dài với gia súc và nguồn cung cấp thuốc khẩn cấp, giờ đây mới bắt đầu có thể di chuyển trở lại.

 

 

Các chuyên gia cho rằng có thể mất vài tuần để con kênh có thể trở lại hoạt động hết công suất, và một số điểm nhất định có thể sẽ phải đóng cửa để sửa chữa.

 

 

Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez, Osama Rabie cho biết các nhà chức trách hy vọng việc tồn đọng 422 con tàu sẽ được giải quyết trong vòng ba ngày.

 

 

 

Các chuỗi cung ứng toàn cầu đang thu hẹp lại, và hướng tới sản xuất trong nước do tiến bộ của công nghệ, cũng như việc số hóa và tự động hóa của các dịch vụ.

 

 

Và với các cuộc khủng hoảng toàn cầu như đại dịch COVID-19, sự tắc nghẽn của Kênh đào Suez, khả năng các nhà sản xuất chuyển sang việc vận chuyển trong các vùng lân cận đang trở nên mạnh mẽ hơn.

 

 

Chuyên gia về vận chuyển John Conrad cho biết năm qua đã bộc lộ sự mong manh của ngành thương mại toàn cầu.

 

 

“Chúng tôi từng có những kho hàng lớn ở tất cả các quốc gia, nơi các nhà máy lấy vật tư từ các kho chứa. Giờ đây, những con tàu nổi này chính là những kho chứa.”

 

"Vì vậy nếu như con tàu chở hàng chứa những ổ bi để lắp ráp bánh xe không đến được một nhà máy ở Đức, nó có thể khiến toàn bộ dây chuyền sản xuất phải ngừng lại. Vì vậy, những bộ phận này rất quan trọng. Và những thứ như đồ bảo hộ chống COVID cũng chắc chắn có trên những con tàu này, cũng như các tàu chở dầu, ngũ cốc, lương thực."

 

 

Tuy vậy, kênh đào này cũng là một tuyến đường quân sự quan trọng.

 

 

Phát ngôn nhân Lầu Năm Góc John Kirby nói rằng những vụ tắc nghẽn như vậy thường được đưa vào kế hoạch hoạt động cho giai đoạn tiếp theo.

 

"Việc mở kênh đào và cho tàu thủy lưu thông trở lại chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc di chuyển, không chỉ đối với các tài sản quân sự mà còn cho giao thông dân sự. Vì vậy, tôi sẽ không nói quá khi nói rằng sự cố tắc nghẽn Suez đã khiến chúng tôi phải suy nghĩ lại mọi thứ, về cách chúng tôi hoạt động ở Trung Đông hay cách mà chúng tôi đáp ứng các nhiệm vụ. Có lợi ích an ninh quốc gia ở trong đó.”

 

 

Sự chậm trễ hiện thời ước tính sẽ tiêu tốn một khoản lên đến hàng chục tỷ đô-la, với một số loại hàng hóa bị hư hỏng không thể sử dụng.

 

 

Các chuyên gia cho rằng các sẽ có các yêu cầu bồi thường bảo hiểm lớn được đưa ra,  cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu Fitch dự đoán chỉ riêng các công ty bảo hiểm sẽ phải chịu thiệt hại hàng trăm triệu đô la Mỹ.

 

 

Nhưng các học giả nói rằng do sự cố tắc nghẽn này có thể khuyến khích chuỗi cung ứng ngắn hơn, nền kinh tế và môi trường toàn cầu từ đó có thể được hưởng lợi, vượt qua mức phí tổn trong ngắn hạn đối với các công ty bảo hiểm.