Thủ tướng Anthony Albanese trong một buổi nói chuyện với báo giới. Nguồn: AAP

 

QUỐC TẾ - Cuộc xâm lược Ukraine của Nga và sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc được cho là sẽ chi phối các cuộc đàm phán của NATO trong tuần này tại Tây Ban Nha. Cuộc họp quy tụ các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và châu Âu. Nhưng năm nay Úc được mời đặc biệt với tư cách là thành viên của phái đoàn Châu Á Thái Bình Dương.

 

Thật bất thường khi thủ tướng Úc tham dự một cuộc họp của liên minh NATO.

 

Nhưng trong bối cảnh chiến tranh Nga và Ukraine, Tiến sĩ Malcolm Davis từ Viện Chính sách Chiến lược, nói rằng đây là một cơ hội lịch sử để nhà lãnh đạo mới đắc cử Anthony Albanese có mối quan hệ chặt chẽ hơn với liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

"Đây là hội nghị thượng đỉnh đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ở châu Âu, Nga đang xâm lược Ukraine - nguy cơ xung đột này có thể mở rộng. Hiện đã có mối lo ngại liên quan đến Lithuania và Kalinigrad, cùng với việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Vì vậy, đây là một hội nghị thượng đỉnh thực sự quan trọng, và đối với ông Albanese, việc tham dự hội nghị thượng đỉnh là vô cùng quan trọng."

 

Hơn nữa, Tiến sĩ Davis nói rằng lợi ích của NATO đang lan rộng ra ngoài sân sau của các nước thành viên.

"Điều đó nhấn mạnh rằng Úc là một đối tác của NATO và NATO không chỉ là của châu Âu. Tổ chức này cũng đang ngày càng tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vì vậy, ông Albanese sẽ tham gia trực tiếp với các nhà lãnh đạo chủ chốt của NATO để cố gắng làm cho họ hiểu rằng Úc là một đối tác quan trọng của NATO và có thể làm được nhiều điều hơn cho liên minh so với những gì Úc đã làm trước đây."

 

Úc với tư cách quan sát viên sẽ là một phần của phái đoàn châu Á Thái Bình Dương chính thức lần đầu tiên được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh, cùng với các nhà lãnh đạo của New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton đang đưa ra sự ủng hộ đối với nỗ lực thúc đẩy quan hệ với NATO của Thủ tướng.

"NATO đóng một vai trò rất quan trọng, chắc hẳn không có vai trò nào quan trọng hơn kể từ Chiến tranh Lạnh hoặc Chiến tranh Thế giới thứ hai, kể từ khi NATO thành lập. Viễn cảnh chiến tranh ở châu Âu là rất thực tế và giống như bất kỳ người Úc tử tế nào, tôi không muốn thấy người Nga tiến vào Ba Lan hay những nơi khác. Việc Nga xâm lược Ukraine là điều đáng lên án và chúng ta nên làm tất cả mọi điều có thể để hỗ trợ người Ukraine thông qua NATO song phương và chúng tôi chắc chắn ủng hộ việc làm của chính phủ."

“Úc là nước ngoài NATO đóng góp lớn nhất cho việc bảo vệ Ukraine, đầu tư khoảng 350 triệu đô la vào viện trợ quân sự và nhân đạo.”

 

 

Chuyến đi của ông Albanese cũng bao gồm chặng dừng chân ở Paris để gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - mong muốn hàn gắn mối quan hệ đã bị rạn nứt dưới thời người tiền nhiệm do hủy hợp đồng mua tàu ngầm.

 

Cũng có khả năng ông sẽ nhận lời mời cá nhân từ Tổng thống Zelenskyy đến thăm Ukraine.

 

Nhưng khi thủ tướng bắt đầu củng cố vị trí ngoại giao, chính phủ mới của ông tiếp tục đối mặt với những thách thức trên sân nhà.

 

Biến động kinh tế và các dân biểu bất mãn đang chờ ông Albanese trở về. Tổng trưởng ngân khố Jim Chalmers nói với ABC rằng lạm phát sẽ trở nên tệ hơn trước khi có thể được kiểm soát.

"Đó là dự báo hiện tại. Vì vậy đó là một tình huống khó khăn mà chúng tôi cần giải quyết, trước khi lạm phát hi vọng được điều chỉnh trong suốt năm tới. Đó là một phần quan trọng của bài toán. Lạm phát sẽ cao hơn đáng kể so với dự kiến ​​trong ngân sách gần đây nhất của chính phủ tiền nhiệm, cũng như dự kiến ​​vào thời điểm bầu cử. Chắc chắn cao hơn mức 5,1% mà chúng tôi đã thấy trong quý 3. Vấn đề lạm phát sẽ trở nên khó khăn hơn. Ngân hàng Dự trữ đã nói lạm phát khoảng 7%, điều đó đối với tôi dường như không quá lạc quan."

 

Ông Jim Chalmers cũng theo quyết định của Bộ Lao động để cắt giảm nhân sự bổ sung cho các nghị sĩ độc lập từ bốn xuống một.

 

"Tôi nghĩ điều đó khiến nhiều người ngạc nhiên. Thành thật mà nói, tôi thực sự ngạc nhiên khi biết một số dân biểu hàng ghế sau có số lượng nhân viên nhiều gấp đôi so với các dân biểu hàng ghế sau khác. Đó không phải là điều chưa từng có. Chẳng có gì ngạc nhiên khi các thành viên của Nghị viện muốn có thêm nguồn lực để giúp họ thực hiện công việc. Những gì chúng tôi nhận thấy là có một số áp lực tăng thêm đối với các dân biểu độc lập. Đó là lý do tại sao họ có thêm nhân viên. Nhưng tôi không nghĩ là hợp lý hay công bằng khi một dân biểu hàng ghế sau có số nhân viên nhiều gấp đôi so với một dân biểu hàng ghế sau khác."

 

Trong khi đó, phát ngôn nhân về nội vụ của phe đối lập Karen Andrews nói với đài số 9 rằng các nghị sĩ độc lập rất thất vọng với Thủ tướng.

"Với những gì ông Albanese đã nói trong cuộc bầu cử, rằng ông ấy sẽ đối xử rất tôn trọng với người vượt biên, rằng họ đã cắt giảm nhân sự - tôi nghĩ điều đó là một khởi đầu rất thú vị cho Quốc hội, và có lẽ đây chỉ là sự khởi động. Từ đây sẽ còn căng thẳng hơn. Vì vậy, tôi nghĩ các dân biểu đã hiểu khá rõ về cách họ có thể được đối xử khi Quốc hội bắt đầu nhóm họp và Thủ tướng sẽ lại ra nước ngoài."