Một tấm hình giả cảnh ông Trump bị bắt do AI vẽ ra và được lan truyền trên internet.
Các chuyên gia khoa học hàng đầu trong lĩnh vực máy tính đang báo động về sự gia tăng nhanh chóng của Trí thông minh nhân tạo, AI. Công nghệ AI phát triển với tốc độ chóng mặt đang được sự dụng để tạo ra những hình ảnh giả giống y như một người thật ngoài đời có thể trò chuyện với người đối thoại và đã lừa được nhiều người trên mạng.
Bạn có thể đã xem những hình ảnh trên mạng xã hội, tuyên bố là cho thấy cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bị cảnh sát bắt giữ một cách kịch tính.
Chúng trông giống như những bức ảnh thật nhưng tất nhiên, chúng hoàn toàn là giả.
Những hình ảnh này được tạo ra bởi chương trình Trí thông minh nhân tạo Artificial Intelligence gọi tắt là AI.
Chỉ cần ra lệnh cho nó một mệnh lệnh ngắn là nó có thể tạo ra những hình ảnh gần như không thể phân biệt được với các tác phẩm nghệ thuật và ảnh chụp.
Giáo sư Lisa Given từ Đại học RMIT giải thích, chương trình này đã quét hàng triệu hình ảnh và mục văn bản tìm thấy trên mạng trong vài giây để cho ra sản phẩm gần như ngay tức thì.
"Những gì các công cụ này làm là chúng đã được đào tạo trên các bộ dữ liệu khác nhau. Vì vậy, chúng bắt chước những gì con người có thể nói. Chúng không thực sự thông minh, mặc dù có tên là trí thông minh, chúng không thực sự sáng tạo và không là những sinh vật thông minh, nhưng chúng rất giỏi trong việc xử lý các tập hợp dữ liệu lớn và sau đó đưa ra phản hồi."
Trong 12 tháng qua, việc sử dụng Trí thông minh nhân tạo AI đã tăng mạnh, với những gã khổng lồ công nghệ lớn như Microsoft và Google chi hàng trăm triệu đô la để cố gắng khai triển AI trong các ứng dụng mà mọi người sử dụng hàng ngày, như công cụ tìm kiếm và email.
Nhưng cuộc chạy đua công nghệ đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Một nhóm gồm 1.000 chuyên gia về AI, bao gồm cả Elon Musk và đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, hiện đã ký một bức thư ngỏ yêu cầu "tạm dừng ngay lập tức" việc phát triển AI trong sáu tháng.
Họ nói rằng nó chỉ nên tiếp tục "một khi họ tự tin rằng tác động của chúng sẽ tích cực và rủi ro của chúng ... có thể kiểm soát được."
Giáo sư Toby Walsh là Nhà khoa học trưởng tại Viện AI của Đại học New South Wales.
"Nhưng tôi nghĩ điều hơi rắc rối và đáng lo ngại vào lúc này là trong áp lực cạnh tranh để tận dụng lợi thế của những công nghệ này, chúng ta đang thấy các công ty hành xử ít trách nhiệm hơn so với trước đây, họ đang gấp rút đưa những công cụ này vào tay công chúng, dù biết rõ rằng sẽ có rủi ro và sẽ có vấn đề."
Các dạng của công nghệ này có thể làm giả sâu như thật hay còn lại là deepfake khuôn mặt của một người thật ngoài đời và tái tạo giọng nói của người đó cũng như thật sau đó để cho khuôn mặt tái tạo cùng với giọng nói do máy tính tạo đựng đó trực tiếp nói chuyện với người quen của người đó ngoài đời.
Các ứng dụng như Chat-G-P-T hiện có thể sao chép các kiểu giọng nói của con người.
Những tiến bộ đó - các chuyên gia cảnh báo - có thể làm cho những trò gian lận trở nên khó bị vạch mặt hơn.
Tiến sĩ Brendan Walker-Munro là một học giả tại Đại học Queensland.
"Một số điều tôi đã nói về việc sử dụng GPT, một mô hình ngôn ngữ mới, mang tính đối thoại cao. Nó nghe giống như bạn đang trò chuyện với một người và ứng dụng này đang được dùng soạn thảo các tin nhắn giả mạo hoặc email lừa đảo. Chúng ta hiện nay có thể đã trang bị cho mình những kiến thức trong việc nhìn ra những điểm đáng ngờ trong một văn bản do con người viết ra, chẳng hạn như bạn sẽ tìm kiếm lỗi chính tả, bạn tìm kiếm những thứ có vẻ không hoàn toàn đúng. AI hay trí thông minh nhân tạo có khả năng thực sự loại bỏ những thứ đó và làm cho nó có vẻ chân thực hơn."
Đã có những ví dụ về deepfakes giả tiếng nói của các nhà lãnh đạo chính trị.
"Bây giờ, thưa các bạn, trước khi tôi đáp chuyến bay tới California, tôi muốn giải quyết một vài điều về sự thất bại của ngân hàng ở Thung lũng Silicon."
Deepfake hay giả như thiệt này bắt chước giọng nói của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden - nghe gần giống như thật - và nó được tạo ra để phát tán những thông tin sai lệch làm hỗn loạn xã hội.
Giáo sư Given nói rằng trong vòng vài năm nữa, người ta có thể không còn phân biệt được giữa hình ảnh và giọng nói thực với thứ deepfake hay giả sâu mà AI tạo ra.
"Hệ thống mới này sẽ làm ra những hình ảnh sẽ liền mạch hơn nhiều, hình ảnh sẽ thực sự giống hoặc khó phân biệt với người thật ngoài đời. Nguồn tư liêu mà nó thu thập được là từ các video của chính họ được chia sẻ trên mạng, cũng như những thứ như công nghệ nhận ra giọng nói Voiceprint. Những thứ này được dùng để tái tạo giọng nói của mọi người. Tất cả những thứ đó đều có rất nhiều khả năng thao túng công chúng."
Nhưng trong khi có những lo ngại về việc liệu AI có thể dẫn đi đến đâu, thì deepfakes vẫn chưa hoàn hảo.
Tiến sĩ Given nói rằng bằng cách phòng ngừa và hoài nghi, thì vẫn có thể phân biệt được giữa hàng thật và hàng giả.
"Đối với bất cứ ai khi nhận được những yêu cầu bất thường, thì hãy đặt rất nhiều câu hỏi, và tìm cách kiểm tra xác minh mọi thứ bằng nhiều nguồn bổ sung, và tìm kiếm lời khuyên bên ngoài trước khi bạn có thực sự chắc chắn đó là người thật."