Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã ký kết một thoả thuân an ninh song phương (Ảnh chụp màn hình: AP).
THÁI BÌNH DƯƠNG - Vào cuối tháng Ba, việc Trung Quốc và Quần đảo Solomon tuyên bố hai chính phủ đã ký kết một thoả thuân an ninh song phương, đây có thể coi là một bước tiến lớn mang tính răn đe trên nhiều phương diện.
Trong số nhiều bài học, đây có thể coi là bài học đắt giá nhất cho toàn thế giới khi đã nhầm tin vào sự dối trá của Bắc Kinh khi đã khẳng định rằng nó không quan tâm đến việc mở rộng sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương.
Năm 2018, khi các phương tiện truyền thông Australia đưa tin về khả năng Bắc Kinh thành lập một cơ sở hải quân trên đảo Vanuatu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ và khẳng định rằng ý tưởng này là “hoàn toàn bịa đặt”. Nhưng sự thật không thể phủ nhận chính là kết quả thỏa thuận giữa Trung Quốc với Quần đảo Solomon, ban đầu bị rò rỉ bởi những người chỉ trích chính phủ ở quốc gia Thái Bình Dương này, và giờ đây đã được cả hai nước xác nhận.
Được đàm phán nhanh chóng sau khi Đại sứ quán Trung Quốc và các cửa hàng do người Trung Quốc làm chủ bị càn quét vào cuối năm ngoái; hiệp ước này liệt kê chi tiết các yêu cầu của Bắc Kinh, từ các loại vũ khí mà cảnh sát và lính bán quân sự Trung Quốc có thể đem theo đến quyền tiếp cận mà các tàu thăm của họ sẽ được hưởng.
Ý định của Bắc Kinh đã đủ rõ ràng: bố trí lực lượng cảnh sát vũ trang trên bộ như một tiền đề để có được một đầu tàu chiến lược ở Thái Bình Dương, khu vực cho đến nay đã bị Mỹ và các đồng minh thống trị trong hơn 70 năm.
Hơn thế nữa, thỏa thuận Solomons của Bắc Kinh, nếu nó được thông qua, sẽ là một đòn chính trị giáng vào vị thế của các cường quốc truyền thống ở Thái Bình Dương và tạo đòn bẩy cho Trung Quốc ở những nơi khác trên đại dương rộng lớn đó.
Vấn đề lớn cần giải quyết với những người phản đối thỏa thuận ở Washington, Canberra và Wellington, và lặng lẽ hơn, ở một số quốc gia Thái Bình Dương là phải làm gì với thỏa thuận này.
Vị trí chiến lược của Quần đảo Solomon có tầm quan trọng lịch sử, vì bất kỳ ai đến thăm vùng biển gần thủ đô Honiara của Solomons đều có thể dễ dàng nhìn thấy tận mắt. Nhiều xác tàu hải quân của Nhật Bản và đồng minh nằm chìm một phần dọc theo bờ biển, một di sản của Trận chiến then chốt ở Guadalcanal trong Thế chiến thứ hai.
Các đồng minh và Nhật Bản đã chiến đấu chống lại Solomon với niềm tin rằng bên nào kiểm soát các hòn đảo có thể sử dụng vị trí này để chiếm giữ Úc, Hawaii và bờ biển phía tây của Hoa Kỳ và kiểm soát các đường tiếp tế xuyên đại dương. Cơ sở lý luận chiến lược tương tự ngày nay hoàn toàn không thay đổi.
Australia và Mỹ đã phản hồi tin tức về thỏa thuận với độ chính xác cao. Thay vì chỉ đơn giản là phản đối thỏa thuận, mục tiêu ban đầu của họ dường như là cố gắng hoàn toàn phá bỏ nó. Mặc dù thỏa thuận đã được ký tắt bởi các quan chức, nhưng nó vẫn chưa được chính thức phê chuẩn bởi cả hai quốc gia.
Mỹ và Australia đã hoặc đang trong quá trình cử các phái viên cấp cao tới hòn đảo này để trình bày quan điểm của họ với Thủ tướng Manasseh Sogavare. New Zealand có thể sẽ đi những bước tương tự, theo sau.
Thỏa thuận này là một lời cảnh tỉnh đối với New Zealand, quốc gia chỉ trích (khi thì kín đáo, khi thì công khai) Australia về đối ngoại của nước này đối với một Trung Quốc ngày càng hung hăng. Tuy nhiên ít nhất trong trường hợp này, Wellington đã phản đối một cách mạnh mẽ kế hoạch của Solomons.
Bộ trưởng Thái Bình Dương của Australia, Zed Seselja, đã phải tạm hoãn chiến dịch tranh cử đang đến hồi cao trào trong nước để thực hiện một chuyến đi gấp rút tới Solomons vào giữa tháng Tư, ở đây ông khuyến nghị chính phủ Solomons “tôn trọng xem xét việc không ký thỏa thuận.”
Một mặt công khai những khuyến nghị của mình, mặt khác Frank Bainimarama của Fiji và James Marape của Papua New Guinea cũng gọi điện cho Thủ tướng Manasseh Sogavare để cảnh báo ông này về những nguy hiểm khi tiến tới một hiệp ước với Trung Quốc. Thành quả của những nỗ lực khuyên ngăn tập thể của các chính phủ này vẫn chưa rõ ràng, nhưng Sogavare, người đang cảm thấy bị dồn vào chân tường, vẫn không có dấu hiệu cho thấy ông này sẽ lùi bước.
Bắc Kinh đã dành đáng kể thời gian và tiền bạc để ‘chăn dắt’ Sogavare. Nhà lãnh đạo Solomons đóng vai trò then chốt trong quyết định của đất nước ông khi chuyển đổi công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh vào năm 2019. Cho đến nay, Australia vẫn là nhà tài trợ viện trợ lớn nhất trong khu vực và là nhà bảo đảm chính về an ninh, như trường hợp của Solomons đã minh họa, tuy nhiên các số liệu như vậy là không đủ.
Các quốc đảo Thái Bình Dương đương nhiên muốn đa dạng hóa các đối tác kinh tế và an ninh của họ. Họ biết rằng làm như vậy, họ có thể khai thác nhiều hơn từ các đối tác truyền thống của họ.
Mặc dù đã cho vay ít tiền hơn trong những năm gần đây so với thập kỷ trước, Bắc Kinh vẫn là một đối tác kinh tế quan trọng đối với các quốc gia Thái Bình Dương như Solomons, bất kể điều gì xảy ra trên mặt trận viện trợ. Bắc Kinh cũng có một quân bài khác mà Australia và các nước cùng chí hướng bắt buộc phải chơi – chiến thuật mà các nhà khoa học chính trị gọi là “bắt người có tóc, ai bắt kẻ trọc đầu”.
Theo ngôn ngữ thông dụng, Bắc Kinh nhắm vào các nhà lãnh đạo của các quốc gia này bằng các quyền hạn, các chuyến thăm, sự tâng bốc và các biện pháp kích thích khác, tất cả các công cụ mà họ sử dụng với bề thế và tự do hơn rất nhiều so với các thủ đô phương Tây.
Tại Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương được chào đón bằng các nghi lễ quân sự và được gặp trực tiếp Tập Cận Bình. Ở Washington, nhiều khả năng là cà phê với một quan chức Bộ Ngoại giao thấp kém.
Tại Solomons, Bắc Kinh tiếp tục với chính sách được Đài Loan sử dụng là cung cấp cái được gọi là “thanh toán khu vực bầu cử” cho các nghị sĩ, nhưng có một điểm khác biệt. Nếu Đài Loan trả tiền cho các nghị sĩ một cách riêng lẻ, phe đối lập ở Solomons hiện tuyên bố rằng Trung Quốc thực hiện các khoản thanh toán cho chính Sogavare, người sau đó chịu trách nhiệm tiếp tục phân bổ số tiền.
Các chiến thuật như vậy sẽ không và không bao giờ có thể phù hợp với các chính phủ phương Tây. Vẫn chưa rõ liệu họ có thể tìm ra những cách khác để ngăn cản Sogavare ký thỏa thuận với Trung Quốc hay không.
Dù điều gì xảy ra, với tư cách là một cường quốc trong khu vực, Trung Quốc đến đây để ở lại Thái Bình Dương. Cuộc tranh cãi về Solomons chỉ là tập đầu tiên trong một loạt đấu tranh kéo dài.
(dkn.tv - Nguồn: N ikkei Asia)