Tòa nhà liên lạc hai niềm Nam-Bắc Hàn bị cho nổ tung ở Kaesong. Nguồn: Supplied/North Korean Govt

 

 

 

Bắc Hàn cho nổ tung văn phòng liên lạc liên Triều tọa lạc tại biên giới hôm thứ Ba, làm dấy lên những lo ngại từ quốc tế sau hành động không kềm chế này. Sự việc xảy ra sau khi Kim Jo Jong- cô em gái nhiều quyền lực của lãnh tụ Kim Jong Un hồi cuối tuần qua tuyên bố rằng, ‘văn phòng liên lạc Nam Bắc Hàn là vô ích’ và sẽ "sớm bị triệt hạ hoàn toàn".

 

Kim You-geun - Phó Gám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Nam Hàn, đã bày tỏ sự lấy làm tiếc về việc văn phòng liên lạc giữa Bắc và Nam Hàn đã bị Bắc Hàn phá bỏ.

Tòa nhà này đã bị nổ tung vào thứ Ba (6 tháng 6).

 

“Chính phủ Nam Hàn rất tiếc về việc Bắc Hàn đơn phương phá hủy văn phòng liên lạc Nam Bắc, vốn được thiết lập Từ Tuyên Bố Bàn Môn Điếm năm 2018. Hành động này của Bắc Hàn xem thường mọi hy vọng của công chúng trong việc cải thiện quan hệ Nam Bắc và thiết lập hoà bình trên bán đảo Triều Tiên”.

 

Kim You-geun nói thêm rằng, Nam Hàn sẽ phản ứng mạnh mẽ trước bất kỳ sự khiêu khích nào khác của Bắc Hàn.

 

“Chính phủ Nam Hàn nói rõ rằng trách nhiệm về mọi tình huống là hoàn toàn do Bắc Hàn mà ra. Chúng tôi nghiêm khắc cảnh cáo rằng nếu miền Bắc tiếp tục có các hành động làm nghiêm trọng hóa tình hình, chúng tôi sẽ mạnh mẽ đối phó chuyện đó”.

 

Những hình ảnh thu được về vụ nổ cho thấy không chỉ một tòa nhà mà một loạt những dãy nhà đã bị cho nổ tung ngay bên kia biên giới ở Kaesong với một tòa nhà cao tầng gần đó bị phá vỡ từ trên xuống dưới hết một nữa khung nhà trong lúc các đám khói bốc lên cao trên bầu trời.

 

Các nhà phân tích cho rằng chính phủ Bắc Hàn có thể đang tìm cách tạo ra một cuộc khủng hoảng, nhằm tăng áp lực lên người anh em của mình trong lúc các cuộc đàm phán hạt nhân với Washington đang bế tắc.

 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình giữa hai miền Triều Tiên, và ông hy vọng căng thẳng sẽ không tăng thêm giữa hai nước.

 

“Chúng tôi biết vụ nổ của Bắc Hàn. Về mối quan hệ giữa Nam Bắc, chúng tôi hy vọng các căng thẳng sẽ không tiếp tục gia tăng. Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Nam Hàn và Hoa Kỳ, để phân tích thông tin và đối phó với tình thế”.

 

Ông Abe cũng cho biết Nhật Bản sẽ thảo luận về chương trình hỏa tiễn phòng thủ của mình, sau khi Bộ Quốc phòng vào hôm thứ Hai cho biết rằng họ quyết định ngừng các kế hoạch không phổ biến để tập trung khai triển  hai hệ thống hỏa tiễn phòng thủ trên đất liền tốn kém do Mỹ chế tạo.

 

Các hệ thống phòng thủ nhằm tăng cường khả năng của nước Nhật trước các mối đe dọa từ Bắc Hàn.

 

“Đó là sứ mạng quan trọng của chính phủ để bảo vệ sinh mạng người dân và cuộc sống an bình, trong mối đe dọa của hỏa tiễn đạn đạo. Sẽ không có khoảng cách trong việc phòng thủ và bảo vệ đất nước chúng ta. Về việc làm thế nào để tiến hành việc này, chúng tôi chắc chắn sẽ thảo luận trong Hội đồng An ninh Quốc gia về các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ đất nước”.

 

Mỹ, Liên minh châu Âu và Nga đều kêu gọi kiềm chế.

 

Điện Kremlin cho biết họ lo ngại về tình hình trên bán đảo Triều Tiên và kêu gọi sự kiềm chế từ mọi phía.

 

Phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết Nga đang theo sát các diễn biến trên bán đảo Triều Tiên, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kế hoạch cho các liên hệ ngoại giao cấp cao để giảm bớt căng thẳng.

 

"Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ những tiến triển trên Bán đảo Triều Tiên. Điều này liên quan đến chúng tôi rất nhiều, chúng tôi kêu gọi sự kiềm chế từ tất cả các phía. Hiện tại, không có kế hoạch chắc chắn về việc nối lại liên lạc ở mức độ cấp cao hay cấp cao nhất."

 

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang kêu gọi Bắc Hàn kiềm chế các hành động mà có thể sẽ dẫn tới những hậu quả ngoài ý muốn sau đó.

 

EU cũng cảnh báo Bình Nhưỡng, nói rằng các hành động gần đây của Bắc Hàn làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn tình hình, và làm suy yếu các nỗ lực hướng tới một giải pháp ngoại giao trên Bán đảo Triều Tiên.

 

Tòa nhà bị cho nổ tung là Văn phòng liên lạc giữa hai miền Nam Bắc, được dụng lên trong một khu công nghiệp không hoạt động.

 

Khu công nghiệp này vốn là nơi các công ty miền Nam mở ra để tạo công ăn việc làm cho nhân công miền Bắc.

 

Văn phòng liên lạc được khai trương vào tháng 9 năm 2018, vài ngày trước khi Tổng thống Nam Hàn, Moon Jae-in, bay tới Bình Nhưỡng cho hội nghị thượng đỉnh thứ ba của ông với Kim.

 

Khoảng 20 quan chức từ mỗi phía đã đóng quân tại văn phòng trong những tháng tiếp theo.

 

Nhưng quan hệ liên Triều đã trở nên tồi tệ sau sự đổ vỡ của hội nghị thượng đỉnh Hà Nội giữa Kim Jung Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 2 năm ngoái.

 

Hoạt động tại văn phòng đã bị đình chỉ vào tháng Giêng vì đại dịch coronavirus.

 

Kể từ đầu tháng 6, Bắc Hàn đã đưa ra một loạt các lời lên án của miền Nam đối với các nhà hoạt động khi họ cho phát và rãi truyền đơn chống Bình Nhưỡng qua bên kia biên giới - điều mà những người đào thoát thường làm.

 

Hôm thứ Ba vừa rồi, hãng thông tấn trung ương của Bình Nhưỡng cũng chính thức loan tin về sự triệt hạ văn phòng liên lạc và cho rằng nó phù hợp với suy nghĩ của kẻ điên cuồng, cho rằng việc làm này là để "buộc những kẻ cặn bã và những người đã che chở bọn cặn bã phải trả giá đắt cho tội ác của họ".