Đức Giáo Hoàng, Francis Source:AP

 

Trong một bài phát biểu, Giáo hoàng Phanxicô thừa nhận những cuộc đấu tranh lịch sử mà nhiều quốc gia bản địa đã trải qua trên khắp thế giới.

 

Vatican đã bác bỏ 'Học thuyết khám phá' (Doctrine of Discovery), một khái niệm hồi thế kỷ 15 được sử dụng để biện minh cho việc chiếm giữ các vùng đất của người bản địa ở Châu Phi và Châu Mỹ.

 

Vatican cho biết sắc lệnh đó của giáo hoàng không phản ánh đầy đủ phẩm giá và quyền bình đẳng của người bản địa. Thêm nữa các sắc lệnh chưa bao giờ được coi là biểu hiện của đức tin Công giáo.

 

Các học thuyết lịch sử đã cung cấp cho các vương quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sự ủng hộ tôn giáo để mở rộng lãnh thổ của họ ở Châu Phi và Châu Mỹ.

 

Kỹ sư 26 tuổi người Tây Ban Nha Carlos Blanco hoan nghênh động thái của Vatican.

"Tôi nghĩ nó tốt. Có lẽ xin lỗi bây giờ không phải là vấn đề chính. (Điều quan trọng) tại thời điểm này là hiểu điều gì đã xảy ra và nó đã được thực hiện như thế nào. Chúng ta phải ghi nhớ lịch sử như nó vốn có và nghĩ xem nó đã được thực hiện như thế nào.”

 

“Học thuyết Khám phá" là một khái niệm pháp lý được thiết lập trong phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ năm 1823, đưa ra ý nghĩa của quyền sở hữu và chủ quyền đối với đất đai được chuyển cho người châu Âu vì họ đã 'phát hiện ra' chúng.

 

Chuyên gia sử học Fernando Cervantes nói rằng thật là "điều tốt" khi Vatican chỉ trích quá khứ.

"Chúng không phải là thông điệp chính thức của giáo hoàng hay tuyên bố chính thức. Vì vậy, chúng phải được đặt trong bối cảnh đó. Ý tôi là, chúng là những tuyên bố chính trị, đặc biệt của giáo hoàng - những người rõ ràng đang tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho tình trạng khó khăn của họ, tình trạng khó khăn chính trị của họ. Vì vậy, bất kỳ nhà sử học nào cũng cần xét đến bối cảnh đó. Điều thứ hai mà bất kỳ nhà sử học nào cũng phải xét đến là nói rằng những tài liệu này thực sự đặt nền móng cho chủ nghĩa thực dân ở nước ngoài, đặc biệt là ở thế giới mới, thế giới của Châu Mỹ, không thể sai lầm hơn bởi vì, ý tôi là, chúng được viết vào 40 năm trước khi Columbus lên đường đến Châu Mỹ."

 

Đã có nhiều phản ứng trái chiều sau quyết định của Vatican. Nhà kinh tế học đã nghỉ hưu 74 tuổi Luis Garcia nói rằng ông không hiểu động thái này.

“Đã có lúc Đức Thánh Cha nói rằng chúng tôi nên xin lỗi về những gì chúng tôi đã làm ở Mỹ. Nhưng nếu chúng ta so sánh quá trình thuộc địa hóa của Tòa thánh với các quốc gia khác thì mô hình của chúng tôi là một hình mẫu để noi theo: trường đại học, bệnh viện, xóa mù chữ, bảo vệ quyền của người bản địa. Vì vậy, tôi không thực sự hiểu tất cả những điều này.”

 

Tuyên bố này thể hiện sự thừa nhận mang tính lịch sử về sự đồng lõa của chính Vatican trong các vụ lạm dụng thời thuộc địa do các vương quốc châu Âu gây ra.

 

Nó nói rằng việc “nhận ra những sai lầm này” là đúng đắn, thừa nhận những tác động khủng khiếp của các chính sách đồng hóa thời thuộc địa đối với người bản địa và xin họ tha thứ.

 

Đức Hồng Y Michael Czerny, tu sĩ Dòng Tên người Canada, đồng tác giả tuyên bố của Vatican về "Học thuyết Khám phá" đã chỉ trích động thái của Tòa thánh.

“Tôi cảm động trước việc họ không đóng sách lại, không tìm cách nói 'và đó là như vậy, chúng tôi sẽ không làm chuyện đó nữa, cảm ơn bạn'. Không, thừa nhận rằng việc giải quyết một di sản đau đớn như vậy là một quá trình liên tục vẫn quan trọng hơn, rằng vấn đề thực sự không phải là lịch sử mà là thực tế đương đại."

 

Tranh luận về chuyện này chắc sẽ còn tiếp tục.