Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ (3/11) đã cận kề, hôm 29/10 (thứ Năm), có thông tin thuận lợi cho con đường tái nhiệm của TT.Trump khi Bộ Thương mại Mỹ công bố GDP quý 3 đã tăng 33,1%.
(Ảnh minh họa: Virrage/ Shutterstock)
Dữ liệu mà Bộ Thương mại Mỹ công bố cho biết, GDP trong quý 3/2020 gần gấp đôi so với mức 16,7% được ghi nhận vào năm 1950 sau Thế chiến II. Một số liệu kinh tế quan trọng khác trước bầu cử là về tỷ lệ thất nghiệp trong một tuần cũng cho thấy số người Mỹ nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên giảm xuống dưới 800.000 người kể từ tháng Ba năm nay.
Kể từ giữa tháng Ba, sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp đóng cửa nền kinh tế để chống lại dịch bệnh, 65 triệu người trong lực lượng lao động Mỹ đã nhận được 40% trợ cấp thất nghiệp.
TT. Trump luôn khuyến khích các bang sớm mở cửa trở lại nền kinh tế, trong khi các đảng viên Đảng Dân chủ thường có xu hướng hạn chế sự lây lan của virus bằng cách phong tỏa mọi nơi và tự giam bản thân ở nhà.
Đối với dữ liệu kinh tế lạc quan như vậy trước cuộc bầu cử, chiến dịch tranh cử của ông Trump xem đó như bằng chứng của chính sách kinh tế hiệu quả. Trong một tuyên bố, giám đốc truyền thông năm 2020 của ông Trump là Tim Murtaugh cho biết: “Tổng thống đã xây dựng nền kinh tế tốt nhất thế giới, ông ấy sẽ sớm lặp lại điều đó trong thời gian sớm nhất.”
Hôm thứ Năm (29/10), TT. Trump đã viết trên Twitter: “Số liệu GDP vừa được công bố, thành tích lớn nhất và tốt nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta… Năm sau sẽ còn tốt đẹp hơn! Nhưng Joe Biden ngái ngủ và các biện pháp tăng thuế chưa từng có mà ông ấy thực hiện sẽ xóa bỏ tất cả những điều này…”
Gần đây tại một cuộc vận động tranh cử, TT. Trump đã cảnh báo nếu ông Biden đắc cử và thực hiện phong tỏa nền kinh tế sẽ thì nước Mỹ chìm vào suy thoái nghiêm trọng. “Cuộc bầu cử này là lựa chọn giữa ‘siêu phục hồi Trump’ và ‘đại suy thoái Biden’ của chúng ta”, ông Trump cho biết.
Trong khi ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Biden tin rằng tốc độ tăng trưởng kỷ lục của nền kinh tế Mỹ là “không đủ để giúp Mỹ thoát khỏi khó khăn”. Ông Biden cũng chỉ trích ông Trump vì đã không thể thông qua gói cứu trợ mới trước cuộc bầu cử, về vấn đề này, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói với Fox News rằng Chủ tịch Hạ viện Dân chủ Pelosi đã gây cản trở khiến các kế hoạch bảo hộ tiền lương, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và trợ cấp thất nghiệp khó được thông qua.
Kinh tế chắc chắn là vấn đề quan trọng của cuộc bầu cử lần này, còn khảo sát mới nhất do Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 21/10 cũng cho thấy, kinh tế là vấn đề số 1 được hầu hết cử tri Mỹ quan tâm, không phân biệt đảng phái, giới tính hay chủng tộc.
Chính sách kinh tế của hai ứng viên Tổng thống lần này rất khác nhau: Ông Trump hứa trong vòng 10 tháng sẽ tạo ra 10 triệu việc làm và 1 triệu doanh nghiệp nhỏ mới, hy vọng sẽ tiếp tục giảm thuế, miễn giảm thuế cho các công ty sẵn sàng giữ việc làm của họ ở Mỹ; trong khi ứng viên Biden không đồng ý việc cắt giảm thuế của ông Trump, muốn tăng thuế thu nhập của những người có thu nhập trên 400.000 USD/năm để đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng, ủng hộ việc tăng mức lương tối thiểu liên bang lên 15 USD.
Bầu cử tổng thống Mỹ năm nay được đông đảo cử tri Mỹ hào hứng chưa từng có, nhiều chuyên gia dự đoán rằng 150 triệu người sẽ bỏ phiếu, với tỷ lệ cử tri đi bầu là 65%, kỷ lục cao nhất kể từ năm 1908. Tính đến ngày 27/10 đã có hơn 70 triệu người bỏ phiếu sớm, chiếm hơn một nửa tổng số phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2016.
(Theo trithucvn.org)