Nhà hoạt động Drew Pavlou nói chuyện với báo giới bị nhân viên an ninh đuổi đi khỏi một buổi họp báo của Đại Sứ Trung Quốc tại Úc. Nguồn: AAP
Anh Quốc - Một nhà hoạt động người Úc nói rằng anh ta có thể phải đối mặt với 7 năm tù giam sau khi bị bắt vì cho là đã gởi email đe dọa sẽ đánh bom đại sứ quán Trung Quốc ở London. Công dân Úc 23 tuổi Drew Pavlou phủ nhận việc điều này.
Drew Pavlou, một nhà hoạt động nhân quyền người Úc, phát biểu từ Vương quốc Anh sau khi bị bắt vì tình nghi xâm phạm cơ sở ngoại giao, truyền đạt thông tin sai lệch dọa đánh bom và gây thiệt hại, rằng: "Đó là một cơn ác mộng. Chưa bao giờ trong đời tôi ở trong tình huống tồi tệ như lúc này."
Anh ta bị bắt hôm thứ Năm tuần trước bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Luân Đôn khi phản đối cách chính quyền Trung Cộng đối xử với người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và người Đài Loan.
Sau khi cố gắng dán lá cờ Đài Loan vào cổng tòa đại sứ, người thanh niên 23 tuổi đã bị cảnh sát tạm giữ vì cáo buộc đe dọa đánh bom tòa nhà.
"Hiện giờ có các tiêu đề tin tức đều nói rằng Drew Pavlou đã bị buộc tội đe dọa đánh bom. Không ai thấy rằng đó là một lời nói dối. Đó hoàn toàn là một sự bịa đặt. Để làm gì? Thực tế là chỉ cần tên của bạn ở đó bên cạnh lời đe dọa đánh bom là đủ có một vết đen trong hồ sơ tên tuổi của tôi mãi mãi. Đây là điều đen tối nhất từng xảy ra với tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng họ sẽ đi xa đến mức này."
Theo Drew Pavlou, họ mà anh nói ở đây là Chính phủ Trung Quốc.
Anh ta nói rằng anh đã bị nhắm mục tiêu và đóng khung bởi một người khác, có khả năng là một người ủng hộ chính phủ Trung Quốc, về chiến dịch vận động cho quyền của người Duy Ngô Nhĩ.
"Ý tôi là họ hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy đó là tôi. Ai đó tạo một địa chỉ email giả. Họ sử dụng proton để xáo trộn địa chỉ IP của bạn. Vì vậy, họ không có cách nào để kết nối nó với tôi. Đúng là như vậy."
Chiến dịch phản đối của Drew Pavlou lần đầu tiên nổi lên tại Đại học Queensland, nơi anh theo học và cũng là nơi anh thể hiện chống lại ảnh hưởng của Viện Khổng Tử do chính phủ Trung Quốc tài trợ.
Anh đã tranh cử vào Thượng viện ở Queensland trong cuộc bầu cử liên bang năm nay nhưng không trúng cử.
Anh Pavlou đã lên án hành động của cảnh sát trong việc giam giữ anh trong 23 giờ cũng như những rào cản mà anh nói rằng anh phải đối mặt trong việc tiếp cận hỗ trợ pháp lý và lãnh sự.
"Ai đó đã tạo địa chỉ email của tôi, viết rằng đây là Drew Pavlou. Và đó là bằng chứng họ đưa cảnh sát. Sau bằng chứng đó, cảnh sát đã giam tôi trong xà lim suốt 23 giờ. Tôi không thể nói chuyện với luật sư. Tôi không thể nói chuyện với lãnh sự quán Úc. Quyền hợp pháp của tôi bị vi phạm. Tôi bị bắt và còng tay trong tư thế căng thẳng đau đớn. Và chỉ cần hỏi: ai có động cơ để viết email chơi vu vạ Drew Pavlou để khiến anh ta bị nhốt? Dễ lắm, bạn có thể thấy rõ ràng tất cả những người đang ăn mừng ngay bây giờ trên Twitter. Họ là những người ủng hộ chính phủ Trung Quốc. Tôi chưa bao giờ bị buộc tội về điều gì đó ghê tởm. Đây chỉ là điều tồi tệ nhất từng xảy ra với tôi."
Drew Pavlou nói anh đã yêu cầu nói chuyện với cố vấn pháp lý nhiều lần trong khi bị giam giữ.
"Chỉ có tiếng vo vo trong hệ thống liên lạc nội bộ khi tôi gọi nhiều lần, có lẽ 20-30 lần để nó 'Hãy cho gặp luật sư của tôi. Hãy để tôi gặp các luật sư của tôi. ' Và họ nói 'Xin lỗi, không ai phản hồi. Không ai bắt máy. ' Trong khi đó, lúc khi tôi ra ngoài được thì luật sư của tôi cho biết rằng họ ở trên chuyện điện thoại cả đêm để cố gắng kết nối với tôi. Có nghĩa là những người giam giữ tôi đã không cho chúng tôi kết nối tại thời điểm đó. Hơn 10 tiếng đồng hồ bị giam mà tôi vẫn chưa nhìn thấy cái email vu khống và tôi nói 'Vui lòng cho tôi xem email’ thì họ nói 'chúng tôi sẽ cho bạn xem nó trong cuộc phỏng vấn. Nhưng bạn không thể thực hiện cuộc phỏng vấn cho đến khi các luật sư ở đây.' Tôi mới nói rằng vậy 'bây giờ chúng ta có thể thực hiện cuộc phỏng vấn mà không cần luật sư không' như thể tôi thật ngu ngốc khi làm điều đó, nhưng tôi đã kiệt sức. Tôi mệt mỏi và kiệt sức nên tôi bỏ qua cái quyền của mình. Tôi cảm thấy như họ đang tìm cách đặt tôi vào một hoàn cảnh làm cho tôi kiệt sức, khiến tôi căng thẳng và hoảng loạn. Họ không nói cho tôi biết chính xác những gì đang xảy ra khiến tôi hoảng sợ và không suy nghĩ rõ ràng, và cuối cùng từ bỏ quyền luật sư của mình. Họ nói 'được rồi ký tên, ký vào tờ đơn bạn từ bỏ các quyền hợp pháp.' Tôi đã ký nó vào khoảng 1 giờ sáng. Khi tôi ký xong thì họ nói 'được rồi, sẽ nhanh thôi. Chúng tôi sẽ thực hiện cuộc phỏng vấn sớm.'"
Và anh cũng kể rằng vẫn còn có một chút thời gian trước khi cuộc phỏng vấn được tiến hành anh đã được cho xem email.
"Sau khi tôi ở trong xà lim 10 giờ, tôi vẫn chưa thấy cái email mà họ dùng nó buộc tội tôi. Và rồi cuối cùng khi họ cho tôi xem email, tôi hoàn toàn bị sốc vì có ai lại có thể tin một điều ngu ngốc đến mức điên rồ như vậy. Email đó viết như vầy, 'Đây là Drew Pavlou, bạn có cho đến 12 giờ đêm để ngăn chặn tội ác diệt chủng của người Duy Ngô Nhĩ, hoặc tôi chặn đại sứ quán', nó hết sức điên rồ như vậy. Ai có thể viết tên mình vào một cái gì đó như thế? Ai mà có thể viết một cái gì đó như vậy? Cuối thư nó còn ký Regards - Kính trọng - rồi viết tên Drew ở dưới. Ngu xuẩn hết sức. Ý tôi là có thể viết như vậy thì là ai, giống ai? Và tôi đã hỏi người phỏng vấn 'Anh có thật sự nghĩ rằng tôi đã ký tên vào một lời đe dọa đánh bom không?' Ai có thể ngu ngốc như vậy? Chỉ có điên mới làm như thế này."
Người phát ngôn của Cảnh sát Metropolitan cho biết họ không xác nhận hoặc bình luận về danh tính của bất kỳ ai bị bắt giữ chưa bị buộc tội hình sự.
Drew Pavlou sau đó được tại ngoại, sau 23 giờ bị giam giữ.
Anh ta phải trình báo cảnh sát một lần nữa vào ngày 14 tháng Tám.
Trong một tuyên bố, Chính phủ Liên bang Úc cho biết họ đã đề nghị hỗ trợ lãnh sự cho ông Pavlou. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao và Thương mại nói với SBS News rằng họ cũng sẽ nêu với chính phủ Anh việc ông Pavlou bị từ chối lãnh sự.