Nghiên cứu mới cho thấy mối đe dọa trực tiếp đối với nguồn lợi đến từ biển. Ảnh: AAP / AAP

 

QUỐC TẾ - Con người phụ thuộc vào sự sống được tạo ra trong các đại dương của trái đất. Thế nhưng mô hình khoa học mới cho thấy, khả năng duy trì các nguồn tài nguyên biển cần thiết đó của đại dương, đang phải đối mặt với một mối đe dọa mới và có thể diễn ra rất sớm. Một nghiên cứu mới của Úc đã phát hiện ra rằng, vòng tuần hoàn đại dương dưới biển sâu hình thành chung quanh Nam Cực, có thể sẽ sụp đổ trong ba thập niên tới, kéo theo những tác động quan trọng đối với đại dương, hệ sinh thái biển và khí hậu trong nhiều thế kỷ tới.

“Tôi nhận được một cuộc gọi tối qua. Từ Giáo sư Rapsom tại Trung tâm Headland. Ông ấy nghĩ rằng dòng đối lưu hiện tại đã thay đổi."

“Ồ Jack, sao có thể thế được?".

"Dòng chảy phụ thuộc vào sự cân bằng mong manh, giữa muối và nước ngọt”.

"Tất cả chúng ta đều biết điều đó”.

"Vâng, nhưng không ai tính đến lượng nước ngọt đã đổ vào đại dương, do băng ở hai cực tan chảy. Tôi nghĩ chúng ta đã đạt đến điểm khử mặn quan trọng rồi”.

"Nó sẽ giải thích điều gì đang thúc đẩy thời tiết khắc nghiệt này”.

 

Đoạn nói chuyện trên nghe có vẻ quen thuộc phải không quí vị ?

 

Đó là một clip từ bộ phim đầu những năm 2000 chính xác là năm 2004, với tựa đề 'The Day After Tomorrow', tạm dịch là ‘Ngày Sau Của Ngày Mai’.

 

Bộ phim kể câu chuyện hư cấu về một thế giới, đang hứng chịu những tác động thảm khốc của biến đổi khí hậu và bước vào một kỷ băng hà mới, sau sự sụp đổ của dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương.

 

Giờ đây, một nghiên cứu mới của Úc xem xét phiên bản phía nam của vòng tuần hoàn đại dương dưới đáy biển sâu này và phát hiện ra rằng, nó có thể đang trên bờ vực sụp đổ.

 

Như vậy, điều này có nghĩa là gì?

 

Mặc dù dòng thời gian của bộ phim được kịch tính hóa và diễn ra trong vài ngày, nghiên cứu mới này được công bố trên tạp chí Nature cho thấy rằng, trong ba thập niên tới, sự nóng lên của đại dương dưới đáy sâu chung quanh Nam Cực, sẽ tăng tốc đáng kể.

 

Khi các đại dương ấm lên, sẽ có nhiều nước tan chảy đến từ Nam Cực và lượng nước tan chảy ngày càng tăng đó, sẽ làm chậm quá trình lưu thông của nước biển sâu gần đó, được gọi là nước ở Đáy Nam Cực và có thể dẫn đến sụp đổ.

 

Giáo sư Matthew England thuộc viện nghiên cứu Scientia là điều phối viên nghiên cứu và là Phó Giám đốc của Trung về Khoa học Nam Cực của Úc, tại Đại học New South Wales.

 

Ông cho biết, nước dưới đáy Nam Cực có khả năng suy yếu 40% vào năm 2050 và có thể gây ra những tác động đáng kể, đến khí hậu và hệ sinh thái biển trong nhiều thế kỷ tới.

“Nếu bộ phim đó được chiếu theo thang thời gian của biến đổi khí hậu, thì nó sẽ không đáng xem lắm".

"Vì vậy, họ đã làm rất tốt trong việc tạo ra một bộ phim khoa học viễn tưởng hay ho, bằng cách để mọi thứ diễn ra trong vòng vài ngày”, Matthew England.”

“Vì vậy theo thời gian, câu trả lời ngắn gọn là có và đó là tác động toàn cầu, nhưng dấu hiệu lớn nhất là chung quanh vòng đai Nam Cực”

 

Ông nói rằng trong quá khứ, tuần hoàn đảo ngược đã thay đổi trong khoảng 1 ngàn năm, vì vậy một sự thay đổi trong vài thập niên tới là rất lớn.

Ông nói “Trong quá khứ, có những thứ này hoặc tương tự và chúng ta đang nói về những thay đổi trong vòng vài thập niên, do đó nó khá là kịch tính".

"Khi tôi còn trẻ và học hải dương học, bạn biết không, việc mô tả trong sách giáo khoa về các tế bào đại dương có những thứ đó hai tế bào, mà tôi đã trình bày trước đây".

"Chúng mang tính biểu tượng và đã ở đó hàng thế kỷ để cung cấp chất dinh dưỡng và vì vậy, để xem những thay đổi mà chúng tôi dự đoán sẽ diễn ra trong vài thập niên, nơi bạn có được sự tuyệt chủng của một khối nước, dày đặc hơn một tầng lớp nhất định, trong vòng vài thập niên thì điều đó đáng gây nhiều chú ý”.

 

Giáo sư England cho biết, những thay đổi này có thể làm thay đổi nhiều hơn trong tiến trình đảo lộn nhiệt, nước ngọt, oxy, carbon và chất dinh dưỡng của đại dương.

Ông nói “Chúng là những khối nước khổng lồ và theo một ý nghĩa nào đó, chúng có một động lượng rất lớn".

"Chúng là những phần của đại dương đã ổn định trong một thời gian dài, vì vậy nó gây nhiều ấn tượng”.

 

Như vậy, nước tan ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nước dưới đáy Nam Cực?

 

Tiến sĩ Adele Morrison là Nghiên cứu viên tại Đại học Quốc gia Úc.

 

Bà nói rằng sự đảo lộn mang theo carbon và các chất dinh dưỡng khác trên toàn cầu, giúp duy trì mực nước biển và năng suất của hệ sinh thái biển.

 

Ngoài ra nước lạnh chìm gần Nam Cực, giúp đẩy dòng chảy sâu nhất của vòng tuần hoàn đảo lộn đó

 

Giáo Adele Morrison sư nói "Vì vậy, nước dưới đáy Nam Cực hình thành ngay trên bờ biển cạnh Nam Cực thực sự rất cô đặc".

"Nó đặc vì trời lạnh và cũng như khi gần Nam Cực, nó cũng đặc vì mặn".

"Vì vậy khi bạn thêm nhiều nước tươi hơn, vào nơi nước dày đặc đang hình thành, nó không mặn và vì vậy nó không đặc".

"Sau đó không có nhiều nước đặc đó chảy xuống vực thẳm".

"Do đó khi quí vị giảm bớt sự vận chuyển chảy xuống, rồi nó chảy ngược trở lại trong lần chảy ngược đó”.

 

Mỗi năm, có khoảng 250 ngàn tỷ tấn nước lạnh, mặn và giàu oxy, chìm xuống gần Nam Cực.

 

Các chuyên gia khoa học ví nó như một trong những lá phổi của đại dương, khi nước sau đó lan về phía bắc và mang oxy vào sâu bên trong Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

 

Thành viên CSIRO và là Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Steve Rintoul cho biết sự suy giảm tuần hoàn đại dương này, sẽ khiến đáy đại dương bị đình trệ.

 

Nếu các đại dương dưới độ sâu 4 ngàn mét bị đình trệ, các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sinh vật biển gần bề mặt đại dương, có thể bị mắc kẹt.

 

Tiến sĩ Steve Rintoul nói “Đó là sự giảm lượng nước đang chìm quanh Nam Cực và chảy về phía bắc như một phần của mạng lưới các dòng hải lưu toàn cầu này, được gọi là sự đảo lộn".

"Vì vậy, sẽ có ít nước chảy xuống hơn và không còn đậm đặc như trước đây và cả hai điều đó, đều dẫn đến sự nóng lên ở những tầng sâu nhất của đại dương".

"Về lý do tại sao nước mặn lại làm điều này, đó thực sự là điều mà Adele vừa giải thích".

"Bạn biết đấy, cả Nam Cực và Greenland đều đã mất đi băng hà, do chúng đã tan chảy".

"Phần lớn chúng tôi cho rằng điều đó góp phần làm mực nước biển dâng cao, nhưng điều mà nghiên cứu này chỉ ra, là nó còn có một tác động khác, đó là làm chậm đi tiến trình hoàn lưu đang đảo lộn này”.

 

Được biết các nghiên cứu trước đây trong lãnh vực này, chủ yếu tập trung vào Băc bán cầu, đặc biệt là Hoàn lưu lật ngược kinh tuyến ở bắc Đại Tây Dương gọi tắt là AMOC.

 

Điều làm cho nghiên cứu này trở nên độc đáo, là nó tập trung vào việc đảo ngược bán cầu nam và sử dụng lần đầu tiên, một mô hình đại dương có độ phân giải cao, mô phỏng các đặc điểm của sự lưu thông đại dương, cũng như xem xét sự mất băng hà từ Nam Cực.

 

 

Giáo sư England cho biết, trong khi nghiên cứu này làm nổi bật Nam bán cầu, thì nó có ý nghĩa toàn cầu.

 

Ông nói “Chúng tôi có chế độ quy mô toàn cầu, do đó những thay đổi đang được cảm nhận trên toàn cầu, bởi vì chúng tôi cũng đang thay đổi nhiệt độ và gió v.v".

"Nhưng khi bạn làm chậm quá trình tuần hoàn đảo ngược này xuống, điều quan trọng cần lưu ý là, nó thực sự thông gió cho toàn bộ đại dương sâu thẳm".

"Do đó, nó có tác động toàn cầu về mặt lưu thông ở chính đáy biển sâu đó".

"Vì vậy theo thời gian, câu trả lời ngắn gọn là có và đó là tác động toàn cầu, nhưng dấu hiệu lớn nhất là chung quanh vòng đai Nam Cực”.

 

Trong hàng ngàn năm, dòng hải lưu sâu thẳm này đã có thể duy trì tương đối ổn định.

 

Nhưng giờ đây khi lượng khí thải nhà kính tăng lên, sự nóng lên của đại dương đã bắt đầu kéo theo mối đe dọa làm chậm quá trình lật ngược ở Nam Cực và khả năng sụp đổ hoặc biến mất hàng loạt của dòng hải lưu ở dưới đáy biển sâu.