Mọi người xem hỏa tiễn Trường Chinh, loại mới nhất trong đội xe phóng Trường Chinh của Trung Quốc, khi nó cất cánh từ Trung tâm phóng vũ trụ Văn Xương ở tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 22/12/2020 (STR / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

 

TRUNG QUỐC - Cơ quan lập pháp danh nghĩa của Trung Quốc đã thông qua Luật Cảng Thương mại Tự do Hải Nam vào ngày 10/6 vừa qua, biến đảo Hải Nam trở thành cảng thương mại tự do lớn - FTP - lớn nhất trên thế giới.

 

 

Trung Quốc vừa thông qua luật thay đổi tỉnh Hải Nam, một tỉnh ở phía nam nước này, thành một cảng thương mại tự do lớn (FTP). Nhưng một nhà kinh tế chỉ ra rằng mục đích thực sự đằng sau việc tạo ra FTP (các khu vực ít hoặc không bị đánh thuế để khuyến khích hoạt động kinh tế) có thể là để bảo vệ các căn cứ quân sự ở nơi này.

 

 

Ông Henry Wu Chia-lung, nhà kinh tế vĩ mô và Nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu của AIA Capital Đài Loan, nói với The Epoch Times hôm 28/6 rằng: “Mục đích sẽ bao gồm việc bảo vệ các căn cứ quân sự của nước này. Có một căn cứ hải quân chứa tàu ngầm hạt nhân ở Tam Á [phía nam Hải Nam]"."Một khi Hải Nam trở thành FTP, các quốc gia khác sẽ ngại ngần khi phải phóng hỏa tiễn nhằm vào các căn cứ trên đảo”.

 

 

Ông cũng nói: "Nếu Trung Quốc thực sự muốn xây dựng một FTP thuần túy, họ nên phát triển hơn nữa Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macao (GBA), điều này thật dễ dàng và đơn giản".

 

 

 

Mục đích quân sự.

Đảo Hải Nam rất quan trọng đối với quân đội Trung Quốc, đặc biệt là đối với 2 căn cứ hải quân chiến lược: Một cho hàm không mẫu hạm và một cho tàu ngầm hạt nhân.

 

 

Căn cứ tàu ngầm, nằm rất gần Biển Đông, lớn nhất châu Á và là cảng đóng quân của các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Jin Type 094 của Trung Quốc. Các tàu ngầm loại 094 mang theo các hỏa tiễn đạn đạo phóng từ tàu ngầm xuyên lục địa loại JL-2 với tầm bắn 7,456 dặm. Báo chí Trung Quốc đưa tin, tàu Type 094 có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ.

 

Căn cứ này được đặt tên là Căn cứ Yalongwan, có 4 cầu tàu dài 751 foot (khoảng 230m) và có thể neo đậu tổng cộng 16 tàu ngầm. Báo chí Trung Quốc đưa tin, do Biển Đông là cửa ngõ thương mại sầm uất nên các tàu ngầm có thể lặng lẽ hoạt động dưới nước mà không bị Hoa Kỳ và Nhật Bản phát hiện.

 

 

 

Tàu lặn có người lái của Trung Quốc Shenhai Yongshi (hay Chiến binh biển sâu), trên tàu thăm dò Tansuo-1, quay trở lại cảng sau khi hoàn thành thử nghiệm dưới đáy biển sâu ở Tam Á, một thành phố trên đảo Hải Nam, Đông Nam Trung Quốc, vào ngày 3/10/ 2017. (Sun Qing / Getty Images)

 

 

 

 

 

Căn cứ hàng không mẫu hạm của Tam Á là cảng Sơn Đông, đây là hàng không mẫu hạm được đóng trong nước đầu tiên của Trung Quốc; Liêu Ninh - một tuần dương hạm lớp Kuznetsov của Liên Xô cũ - được hạ thủy vào năm 1988 và được đóng lại ở Trung Quốc vào năm 2012; và tàu đỗ trực thăng loại-075 nhỏ hơn .

 

 

Căn cứ này đóng vai trò quan trọng đối với Bắc Kinh trong nỗ lực tăng cường tranh chấp ở Biển Đông, nơi có một loạt các quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền, bao gồm: Brunei, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

 

 

 

Hàng không mẫu hạm sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Quốc, được gọi là “Type 001A” hoặc “Sơn Đông”, trở về cảng ở Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc sau chuyến thử nghiệm đầu tiên trên biển vào ngày 18/5/ 2018. (- / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

FTP lớn nhất

Ông Wu nói: “Sau khi Trung Quốc biến hòn đảo này thành một khu thương mại tự do, các quốc gia khác như Mỹ sẽ không thể dễ dàng tấn công hòn đảo nếu có xung đột”.

 

 

Cơ quan lập pháp danh nghĩa của Trung Quốc đã thông qua Luật Cảng Thương mại Tự do Hải Nam vào ngày 10/6 vừa qua, biến đảo Hải Nam trở thành FTP lớn nhất trên thế giới.

 

 

Hòn đảo này rộng 12,822 dặm vuông, tương đương với diện tích của Maryland hoặc đảo Đài Loan. Tỉnh Hải Nam quản lý đảo này và khoảng 300 đảo nhỏ ở Biển Đông.

 

 

 

 

Đạo luật điều chỉnh lại kế hoạch của Bắc Kinh nhằm thiết lập hệ thống thương mại tự do trên đảo vào năm 2025, xây dựng hòn đảo này trở thành đầu tàu kinh tế của đất nước vào năm 2035 và biến hòn đảo thành một cảng thương mại tự do có ảnh hưởng quốc tế vào năm 2050.

 

 

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu phát triển Khu vực Vịnh Lớn vào năm 2015, bao gồm 9 thành phố ở tỉnh Quảng Đông, Hồng Kông và Macao thịnh vượng của Trung Quốc.

 

 

Ngược lại, đảo Hải Nam, một hòn đảo nghỉ dưỡng nhiệt đới dựa vào nông nghiệp, được xếp hạng gần cuối trong nền kinh tế Trung Quốc.

 

 

 

 

Luật mới quy định một số lợi ích kinh tế khác biệt cho người tiêu dùng và nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, nó cung cấp: một mức thuế bằng 0 đối với tất cả các nguyên liệu được nhập khẩu vào FTP, một quy trình dễ dàng để cấp phép hoạt động dịch vụ trong FTP, một môi trường đầu tư tương đối minh bạch, dòng vốn xuyên biên giới linh hoạt, sự kiểm soát tương đối lỏng lẻo đối với di chuyển của người dân, bao gồm việc cấp thị thực lao động cho các doanh nhân và không yêu cầu thị thực đối với khách du lịch lưu trú trên đảo dưới 15 ngày; và giao thông thuận tiện, bao gồm xây dựng thêm sân bay và đường xá.

(ntdvn.com - Theo The Epoch Times)