NHẬT BẢN - Olympic Tokyo 2020 đã khai tối 23/7 tại Sân vận động Quốc gia Nhật Bản với hàng chục nghìn ghế trống trên sân khấu. Ngôi sao quần vợt nước chủ nhà Naomi Osaka nhận vinh dự thắp sáng đài lửa Olympic.

 

 

 

 

Mở màn lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 có chủ đề “United by Emotion” (Gắn kết bằng cảm xúc) là hình ảnh vận động viên (VĐV) luyện tập một mình, phản ánh quá trình luyện tập cô lập do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. (Nguồn: Getty Images)

 

 

 

 

 

Sau đó, những VĐV Nhật Bản đạt thành tích cao tại các kỳ Olympic vinh dự mang Quốc kỳ xứ Mặt trời mọc tiến vào sân vận động. (Nguồn: AP)

 

 

 

 

 

 

 

Lễ thượng cờ được thực hiện bởi các thành viên Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm của quốc ca Nhật Bản. Phía sau là những hàng ghế trống, không một bóng người. Những người tham dự buổi lễ đã dành một phút để tưởng nhớ các nạn nhân toàn cầu của đại dịch Covid-19 và những VĐV đã tử vong tại các kỳ Olympic trong lịch sử. (Nguồn: Getty Images)

 

 

 

 

 

 

 

Bà Seiko Hashimoto, Chủ tịch ban tổ chức Tokyo 2020, phát biểu trong lễ khai mạc. Bên trái là ông Thomas Bach, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế. Tại lễ khai mạc, Trưởng ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 đã gửi gắm thông điệp hy vọng về sự gắn kết đến toàn thể thành viên IOC, người dân thế giới, người hâm mộ và VĐV, nhất là trong bối cảnh đại dịch ngày càng có những diễn biến phức tạp như hiện nay. Bà Seiko Hashimoto không quên dành lời cảm ơn tất cả mọi người đã hỗ trợ để Olympic Tokyo 2020 có thể diễn ra bất chấp khó khăn do đại dịch Covid-19. (Nguồn: Getty Images)

 

 

 

 

 

Ngay sau đó, Nhật hoàng Naruhito có bài phát biểu và chính thức khai mạc Olympic Tokyo 2020. (Nguồn: AFP/Getty Images)

 

 

 

 

 

Pháo hoa rực rỡ sau tuyên bố khai mạc của Nhật hoàng. (Nguồn: Reuters)

 

 

 

 

 

Ngôi sao quần vợt vô địch Grand Slam Naomi Osaka là người vinh dự châm ngọn lửa thiêng Thế vận hội vào đài lửa. Cả ngọn đuốc và đài lửa được nước chủ nhà Nhật Bản thiết kế lấy cảm hứng từ loài hoa anh đào. Lần đầu tiên, ban tổ chức Olympic đã sử dụng hydrogen để cung cấp năng lượng cho cả đài lửa và ngọn đuốc nhằm không thải khí CO2 ra môi trường. (Nguồn: AP)

 

 

 

 

 

Đài lửa bừng sáng ngay sau khoảnh khắc lửa thiêng được thắp lên bởi Naomi Osaka, nữ VĐV quần vợt từng được xếp hạng số 1 thế giới của WTA ở nội dung đơn vào ngày 26/1/2019 sau khi vô địch Australian Open và là tay vợt châu Á đầu tiên có trong danh sách những tay vợt số 1 thế giới. (Nguồn: Getty Images)

 

 

 

 

 

 

Sân vận động bừng sáng với màn pháo hoa rực rỡ. Dưới sân khấu là gần 1.000 VĐV đến từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hướng về khu vực ngọn lửa Olympic. Trên khán đài có sức chứa lên đến gần 70.000 người là những hàng ghế trống rỗng, không một bóng cổ động viên. (Nguồn: Getty Images)

 

 

 

 

 

 

Trong lễ khai mạc, đã có 1,800 máy bay không người lái tạo thành một quả địa cầu. Vào khoảnh khắc quả cầu phát sáng, sân vận động vang lên ca khúc "Imagine" của John Lennon. Trước đó, tại Thế vận hội mùa Đông 2018 ở PyeongChang, Thế vận hội mùa Hè 2012 ở London, Thế vận hội mùa Đông 2006 ở Turin và Thế vận hội mùa Hè 1996 ở Atlanta, ca khúc này cũng đã được biểu diễn. (Nguồn: Getty Images)

 

 

 

 

 

Trước đó là màn diễu hành của các đội thể thao tham gia Olympic Tokyo 2020 với nhiều hình ảnh ấn tượng. Trong ảnh là đoàn thể thao Hy Lạp (quốc gia khai sinh ra Olympic), mở đầu cho hoạt động diễu hành tại lễ khai mạc năm nay. (Nguồn: Getty Images)

 

 

 

 

 

Theo sau là Đội Olympic tị nạn, đây là lần thứ hai Đội Olympic tị nạn hiện diện tại Thế vận hội, trước đó là tại Olympic Rio 2016. Đây cũng là năm đầu tiên có Đội tị nạn tham dự Paralympic. Các VĐV của đội được lựa chọn từ những người tị nạn do IOC hỗ trợ thông qua chương trình Học bổng Olympic cho các VĐV tị nạn. Việc thành lập đội tị nạn đã gửi một thông điệp về hy vọng và hòa nhập cho hàng triệu người tị nạn trên khắp thế giới. (Nguồn: AFP/Getty Images)

 

 

 

 

Hình ảnh các VĐV Mỹ cầm quốc kỳ trong hoạt động diễu hành, nhiều người cầm điện thoại ghi lại hình ảnh đáng nhớ tại kỳ Olympic đặc biệt này. (Nguồn: AFP/Getty Images)

 

 

 

 

 

 

VĐV cầm cờ của Đoàn thể thao Tonga là Pita Taufatofua thu hút sự chú ý khi anh cởi trần và bôi dầu lên cơ thể trong buổi lễ khai mạc diễu hành. Anh được người hâm mộ thể thao biết đến rộng rãi tại Olympic Rio 2016, sau khi cởi trần và bôi dầu trong lúc cầm cờ ở lễ khai mạc. Tới Olympic mùa Đông Pyeongchang 2018, anh vẫn giữ tạo hình này diễu hành trong thời tiết lạnh giá ở Hàn Quốc. Đây là kỳ Olympic thứ 3 liên tiếp Taufatofua góp mặt. Anh tranh tài ở môn taekwondo hạng cân trên 80 kg nam. Hình ảnh của anh được lan truyền trên các trang mạng xã hội. (Nguồn: AP)

 

 

 

 

 

Màn xuất hiện đầy ấn tượng của đội tuyến Pháp tại lễ diễu hành. (Nguồn: Reuters)

 

 

 

 

 

 

Màn diễu hành của đội thể thao Anh do Hannah Mills và Mohamed Sbihi cầm cờ. Sbihi - một tay chèo nam đã trở thành VĐV đi vào lịch sử khi là người Hồi giáo đầu tiên của Anh cầm cờ tại Olympic. Olympic Tokyo 2020 cũng là lần đầu tiên trong lịch sử lá cờ đại diện các đoàn được cầm bởi 2 VĐV (1 nam và 1 nữ), nhằm đề cao bình đẳng giới. (Nguồn: PA/Getty Images)

 

 

 

 

 

Lesotho là một quốc gia tại cực Nam châu Phi chỉ gửi đến hai VĐV tranh tài tại Olympic 2020. Điều đặc biệt là VĐV Khoarahlane Seutloali và Neheng Khatala là một cặp vợ chồng. (Nguồn: Getty Images)

 

 

 

 

Đoàn thể thao Việt Nam do VĐV điền kinh Quách Thị Lan và VĐV bơi lội Nguyễn Huy Hoàng cầm cờ dẫn đầu. (Nguồn: Getty Images/Zing)

 

 

 

 

 

 

Đoàn thể thao Úc Đại Lợi do vận động viên Cate Campbell và Patty Mills cầm cờ dẫn đầu trong Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. Đây là một cơ hội quan trọng không thể không có đối với nước Úc, vì  Mills là vận động viên Người Bản Địa đầu tiên cầm cờ trong lịch sử Olympic Australia, trong khi Campbell là vận động viên bơi lội nữ đầu tiên cầm cờ dẫn đoàn vận động viên. (Ảnh: Getty)

 

 

 

 

 

 

Đoàn thể thao nước chủ nhà Nhật Bản có màn diễu hành cuối cùng do Yui Susaki và Rui Hachimura cầm cờ dẫn đầu. Trang phục tham dự lễ khai mạc của đoàn Nhật Bản đã được đảo ngược từ áo khoác đỏ, quần trắng ở Olympic Tokyo 1964, thành áo khoác trắng, quần đỏ tại kỳ Thế vận hội năm nay. (Nguồn: Getty Images)

 

 

 

 

Kết thúc diễu hành, hình ảnh thông điệp Faster-Higher-Stronger-Together (Nhanh hơn-Cao hơn-Khoẻ hơn-Cùng nhau) của Olympic Tokyo 2020 hiển thị giữa sân vân động. Khẩu hiệu của Olympic Tokyo 2020 nhằm động viên các VĐV thi đấu hết sức mình để lập những kỷ lục mới tại ngày hội thể thao thế giới, đồng thời, nhấn mạnh tinh thần đoàn kết trong bối cảnh thế giới đang phải ứng phó với những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. (Nguồn: Reuters)

 

 

 

 

Phía bên ngoài sân vận động, cảnh sát phải ứng phó với một nhóm nhỏ người phản đối Olympic. (Nguồn: AFP / Getty)

 

 

 

 

 

Một lễ khai mạc Thế vận hội không hoành tráng, không xa xỉ giữa thời đại dịch, nhưng nghiêm túc và đủ để quảng bá được hình ảnh, văn hóa và con người đất nước mặt trời mọc đến bạn bè quốc tế. (Nguồn: AFP/Getty)

(LH, Tổng hợp)